Chuyên đề nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên mônTin học

Đánh giá thường xuyên về học tập.

a/ Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

b/ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;

c/ Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

pptx 19 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên mônTin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên mônTin học

Chuyên đề nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên mônTin học
ết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời; 
b/ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; 
c/ Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. 
12/24/2023 
4 
Đánh giá thường xuyên về 
năng lực, phẩm chất. 
a/ Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời; 
b/ Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân; 
c/ Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất. 
12/24/2023 
5 
Các câu hỏi được đặt ra. 
Đánh giá thường xuyên tạo thêm việc và áp lực cho giáo viên? 
Trước đây ta vẫn thường thực hiện việc đánh giá thường xuyên, tuy nhiên có thể ta không quan tâm đến khái niệm này. 
Phụ huynh là một đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá? 
Thông qua kiểm tra việc học của con, phụ huynh có thể trao đổi với giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học để hỗ trợ học sinh đạt được các mục tiêu học tập. 
Học sinh có đủ năng lực để đánh giá bạn? 
Học sinh có thể đánh giá bạn qua quá trình học tập, thảo luận, trao đổi sản phẩm học tập. Tập cho học sinh đánh giá, GV nên hướng dẫn cách nhận xét. 
12/24/2023 
6 
Bài tập 1 
Nêu vài hoạt động đánh giá thường xuyên mà thầy/cô thường sử dụng trong quá trình giảng dạy. 
Bày tỏ cảm xúc của thầy/cô khi nghe báo cáo viên nhận xét. 
Nhận xét 1 mang tính phê phán, phán xét, người học sẽ không muốn hợp tác . 
Nhận xét 2 mang tính khuyến khích, động viên người học cảm thấy thoải mái vì được tôn trọng, và sẽ muốn hợp tác nhiều hơn. 
Nhận xét 3 ngoài tính động viên, khuyến khích, còn có thêm gợi ý,...tính động viên, khuyến khích người học, 
Nhận 
xét 
12/24/2023 
9 
Phân biệt 
đánh giá thường xuyên - đánh giá định kì 
Đánh giá thường xuyên 
Đánh giá định kì 
Thuộc về quá trình, đánh giá trên từng bài học cụ thể. 
Thuộc về tổng kết một quá trình học tập. 
Hỗ trợ người học tham gia học tập tốt hơn. 
Dùng để phân loại kết quả học tập. 
Ngay lập tức nhận được thông tin phản hồi. 
Công nhận thành tích học tập của học sinh qua một quá trình học tập. 
Không xếp loại học lực. 
Dùng để xếp loại học lực. 
Không nhằm mục đích đưa ra kết quả giáo dục cuối cùng. 
Đưa ra kết luận về kết quả giáo dục của học sinh trong từng giai đoạn. 
Tập trung vào cái chưa hoàn thiện để tìm cách hỗ trợ học sinh. 
Chỉ để xác định mức độ đạt được. 
Công cụ đánh giá không áp dụng đồng loạt với mọi học sinh. 
Công cụ đánh giá đảm bảo tính chuẩn, áp dụng cho tất cả các học sinh cùng lúc. 
Giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia thực hiện. 
Giáo viên đánh giá. 
12/24/2023 
10 
Đặc điểm của ĐGTX 
1 
Là một bộ phận của kế hoạch dạy học (như là một hoạt động trong giáo án) phải có hoạt động thu thập được phản hồi. 
2 
Tập trung phản hồi, làm rõ thông tin về học tập, rèn luyện của học sinh. 
3 
Nuôi dưỡng hứng thú và động cơ học tập 
4 
Gia tăng hiểu biết về mục tiêu và tiêu chí đánh giá 
5 
Giúp học sinh biết làm thế nào để cải thiện thành tích học tập, rèn luyện theo mục tiêu (quan trọng). 
6 
Hỗ trợ phát triển năng lực tự đánh giá. 
7 
Ghi nhận đầy đủ những cố gắng của người học. 
8 
Giúp giải thích kết quả của đánh giá định kì và hỗ trợ giáo viên biết mức độ đạt được về học tập, rèn luyện của học sinh. 
12/24/2023 
11 
Thông tin cần thu thập trong ĐGTX 
1 
Sự tích cực chủ động của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ được giao (NL tự chủ, NL chuyên môn) 
2 
Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của học sinh khi thực hiện các HĐ cá nhân (NL tự chủ, NL chuyên môn) 
3 
Thực hiện nhiệm vụ hợp tá...một bài học mà bạn thích nhất. 
- Trong đó, lồng ghép, tích hợp được các hoạt động đánh giá thường xuyên. 
- Hình thức giáo án: 
 + 3 cột 
 + Hoạt động ĐGTX tô đậm bằng màu đỏ. 
- Thuyết trình 
12/24/2023 
15 
Các lưu ý khi đánh giá thường xuyên 
 ĐGTX gắn liền với hoạt động dạy học thiết kế bài giảng như thế nào ? 
 Kết quả ĐGTX g iúp giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy và học . 
 3 phương pháp thường sử dụng: Quan sát, vấn đáp, viết, có thể phối hợp với nhau. 
 ĐGTX nhằm hỗ trợ, giúp đỡ HS đạt được mục tiêu học tập. 
 Không làm căn cứ để xếp loại học sinh và cũng không cho điểm. 
 ĐGTX giúp GV có thêm minh chứng để đánh giá định kỳ chính xác hơn. 
12/24/2023 
16 
Các lưu ý khi đánh giá thường xuyên 
Khi nhận xét học sinh cần chú ý: 
Không chê HS. 
Không so sánh HS này với HS khác. 
Tránh làm tổn thương HS bằng những nhận xét tiêu cực. 
Khen ngợi, động viên để tạo ra những rung cảm tích cực ở HS . 
Không bỏ rơi bất kì học sinh nào. 
12/24/2023 
17 
Các lưu ý khi đánh giá thường xuyên 
Khi thông báo kết quả đánh giá thường xuyên cho cha mẹ học sinh: 
Phản hồi những điểm mạnh của học sinh, trao đổi, thống nhất với phụ huynh những biện pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh. 
Trao đổi về những hạn chế, cần khắc phục, thống nhất với phụ huynh những biện pháp cụ thể để khắc phục. 
Khéo léo, không làm tổn thương phụ huynh. 
12/24/2023 
18 
CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN 
MÔN TIN HỌC 
NÂNG CAO NĂNG LỰC 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
THEO THÔNG TƯ 22/2016/TT-BGDĐT 
CHÂN THÀNH CÁM ƠN 
QUÝ THẦY CÔ 
12/24/2023 
19 

File đính kèm:

  • pptxchuyen_de_nang_cao_nang_luc_danh_gia_thuong_xuyen_montin_hoc.pptx