Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung 
học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.  
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, 
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. 
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn 
giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.  
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: 
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện 
bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. 
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt 
động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: 
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung

học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. 
Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. 

pdf 47 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
..................................................................... 11 
LỚP 1 ................................................................................................................................................................................. 13 
LỚP 2 ................................................................................................................................................................................. 15 
LỚP 3 ................................................................................................................................................................................. 17 
LỚP 4 ................................................................................................................................................................................. 19 
LỚP 5 ................................................................................................................................................................................. 21 
LỚP 6 ................................................................................................................................................................................. 23 
LỚP 7 ................................................................................................................................................................................. 25 
LỚP 8 ................................................................................................................................................................................. 28 
LỚP 9 ................................................................................................................................................................................. 30 
LỚP 10 ............................................................................................................................................................................... 33 
LỚP 11 ................................giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, 
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những 
kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc 
giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá 
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả 
năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, 
năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá 
nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. 
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn 
giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: 
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện 
bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu 
một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. 
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt 
động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai 
để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: 
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự... của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng 
nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc 
văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại. 
2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình 
được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động 
thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động 
hướng nghiệp. 
3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, 
không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và 
các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng 
với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, 
5 
phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung 
quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống 
và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc 
của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. 
2. Mục tiêu cấp tiểu học 
Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực 
hiện trác

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_hoat_dong_trai_nghiem_va_hoa.pdf