Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp Trung học cơ sở)

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau: 
1. Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo. 
2. Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam. 
3. Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí. 
4. Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.  

5. Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông. 
6. Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...). 

pdf 67 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp Trung học cơ sở)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp Trung học cơ sở)

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (Cấp Trung học cơ sở)
............................................................................................................................ 10 
LỚP 6 ................................................................................................................................................................................. 10 
LỚP 7 ................................................................................................................................................................................. 20 
LỚP 8 ................................................................................................................................................................................. 30 
LỚP 9 ................................................................................................................................................................................. 39 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 52 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 54 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 55 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh 
các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; 
tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công 
dân có ích. 
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, 
địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn ho...phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện 
hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo 
đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ 
nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam. 
3. Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận 
đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo 
4 
dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ 
năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí. 
4. Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy 
học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học 
sinh. 
5. Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, 
chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, 
hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông. 
6. Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học 
sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...). 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát 
triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền 
tảng kiến thứ... cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử, năng lực địa lí với các 
biểu hiện được trình bày trong bảng sau: 
a) Năng lực lịch sử 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
TÌM HIỂU 
LỊCH SỬ 
– Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài 
liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử. 
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử đơn giản. 
– Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau 
của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và 
nghiên cứu lịch sử. 
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên trong các bài học lịch sử. 
NHẬN THỨC 
VÀ TƯ DUY 
LỊCH SỬ 
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản 
với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả có sử dụng sơ đồ, lược đồ, bản đồ 
lịch sử,... 
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện 
tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính 
của lịch sử. 
– Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện, nhân vật, quá 
6 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
trình lịch sử. 
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu 
tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên 
lược đồ, bản đồ lịch sử. 
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện 
tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_lich_su_va_dia_li_cap_tr.pdf