Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí

Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn 
luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao. 
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.
pdf 49 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí
.......................................................................................... 7 
LỚP 10: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG .............................................................................................................................................. 9 
LỚP 11: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI ............................................................................................................... 19 
LỚP 12: ĐỊA LÍ VIỆT NAM ............................................................................................................................................... 28 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 40 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 42 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 43 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí 
nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn 
theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. 
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự 
nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng 
ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được 
hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
1. Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 
C... yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy 
học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển. 
Đối với những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình 
có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. 
4 
3. Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại 
Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển 
chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; 
phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau. 
4. Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng 
Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn 
luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của 
thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. 
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí 
dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng 
chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến 
thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức 
nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao. 
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả 
để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát 
triển các năng lực đặc thù của môn học. 
5. Chương trình được ...các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực 
chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng 
đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng 
góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Địa lí góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù 
hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ 
Nhận thức thế giới theo quan 
điểm không gian 
– Sử dụng được bản đồ địa hình kết hợp với địa bàn để xác định vị trí của một điểm trên 
thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. 
– Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, 
an ninh quốc phòng. 
– Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí. 
– Sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng bản đồ hoặc 
lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí; phát hiện, 
6 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
chọn lọc, tổng hợp và trình bày được đặc trưng địa lí của một địa phương; từ đó, hình 
thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt các địa phương với nhau. 
Giải thích các hiện tượng và quá 
trình địa lí 
– Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện tượng, quá trình tự nhiên trên Trái Đất; 
sự hình thành, phát triển và phân bố của một số yếu tố hoặc thành phần tự nhiên; một số 
đặc điểm của sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và ở lãnh thổ Việt Nam; phát 
hiện và giải thích được một số hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên trong thực tế địa 
phương. 
– Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đ

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_dia_li.pdf