Tập huấn nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên môn Tiếng Việt

Mục đích của đánh giá thường xuyên (ĐGTX) nhằm:

-Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học.

-Cung cấp những phản hồi cho học sinh để học sinh biết những gì mình làm được và những gì mình chưa làm được so với yêu cầu; quan trọng hơn ĐGTX đưa ra những khuyến nghị để học sinh có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo.

→ Như vậy để ĐGTX giáo viên cần nắm được các chỉ báo, tiêu chí và các mức độ thể hiện từng chỉ báo, tiêu chí ở mỗi kiến thức, kĩ năng cốt lõi môn học. Giáo viên cũng cần căn cứ vào các chỉ báo, tiêu chí và mức độ thực hiện các chỉ báo, tiêu chí để đặt kết quả của học sinh trên đó mà nhận xét, đưa ra khuyến nghị với học sinh.

 

pptx 30 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên môn Tiếng Việt

Tập huấn nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên môn Tiếng Việt
Ví dụ: Một học sinh lớp 4 kể lại câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” theo tranh đạt kết quả như sau: kể còn thiếu một sự việc bà lão ăn mày hóa phép thành con giao long trong đêm ở nhà người đàn bà góa, chưa nêu đúng bài học rút ra từ câu chuyện. 
	 Đánh giá của giáo viên: Em đã kể được một số sự việc chính của câu chuyện, lời kể rõ ràng. Em nhớ lại xem đêm đó ở nhà bà góa, bà lão ăn mày đã hóa phép thành con gì? Theo em người đàn bà góa có đức tính gì đáng để chúng ta học tập. 
2. Nhóm phương pháp 
Nhóm phương pháp Quan sát: 
 Các kĩ thuật thường sử dụng trong quan sát: 
 Ghi chép ngắn 
 Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo. 
2. Nhóm phương pháp Vấn đáp: 
 Các kĩ thuật vấn đáp: 
 Đặt câu hỏi 
 Nhận xét bằng lời 
 Trình bày miệng / kinh nghiệm 
 Tôn vinh học tập / giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. 
Nhóm phương pháp Viết: 
 Kĩ thuật viết: 
 Viết nhận xét – viết lời bình, suy ngẫm. 
 Viết thu hoạch / tập san 
 Hồ sơ học tập 
Một số kĩ thuật khác được sử dụng liên quan đến cả 3 nhóm phương pháp trên 
Phân tích và phản hồi 
Định hướng học tập 
Thực hành, thí nghiệm, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn 
Thẻ, phiếu kiểm tra 
Xử lí tình huống 
Trò chơi 
Học sinh đánh giá nhau 
3. MỘT SỐ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
3.1 Kĩ thuật phân tích và phản hồi. 
	Phân tích và phản hồi được dùng phổ biến trong ĐGTX bằng phương pháp viết, phương pháp vấn đáp. 
	Việc phân tích kết quả được dựa trên chuẩn KTKN hoặc chuẩn năng lực theo các chỉ báo và mức độ thực hiện của mỗi chỉ báo trong chuẩn để làm căn cứ cho phản hồi. 
	Việc phản hồi mang tính tích cực, nghĩa là trước tiên cần chỉ ra những điều học sinh đã hoàn thành tốt hoặc đã hoàn thành, tiếp đó chỉ ra những điều học sinh chưa hoàn thành, sau cùng đưa ra khuyến nghị để học sinh biết cách nâng cao kết quả ở mỗi chỉ báo. 
3.2 Kĩ thuật định hướng học tập 
	Có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ học sinh học tập. Kĩ thuật này thường được dùng vào lúc học sinh chuẩn bị học một kiến thức, kĩ năng, giá trị mới hay một th... theo để đưa ra nhận xét về quá trình học sinh tiến bộ ở từng chỉ báo. 
Ví dụ: Tập hợp một số bài viết của học sinh ở cuối học kì I (lớp 5) cho thấy: 
Độ dài bài viết tăng lên (số đoạn trong phần thân bài nhiều hơn: từ một đoạn phát triển thành 2 hoặc 3 đoạn). 
Chủ đề của mỗi đoạn trong bài viết từ mức chưa được thể hiện bằng câu chủ đề đến mức đã được thể hiện bằng câu chủ đề. 
Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi kết nối câu đã giảm dần. 
3.4 Kĩ thuật học sinh đánh giá nhau 
	Đánh giá là một hoạt động học tập của học sinh. Bên cạnh việc mỗi học sinh tự đánh giá kết quả của mình, học sinh còn có thể đánh giá nhau. Kĩ thuật thường dùng để đánh giá trong từng bài học. Học sinh chỉ thực hiện được việc này khi các em biết được các chỉ báo và tiêu chí, các mức độ hoàn thành ở mỗi chỉ báo và tiêu chí ở từng kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị hoặc năng lực. 
	Giáo viên cần cung cấp cho học sinh chỉ báo và tiêu chí. 
	 Ví dụ: Muốn học sinh đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, giáo viên có thể hỏi: 
Em có nghe rõ bạn đọc không? (chỉ báo về âm lượng) 
Bạn đọc nhanh, chậm hay vừa? (chỉ báo về tốc độ) 
Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? (chỉ báo về đọc đúng) 
Bạn đã ngắt hơi ở câu dài mà chúng ta vừa luyện đọc chưa? (chỉ báo về đọc trơn) 
4. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
4.1 Lập kế hoạch đánh giá thường xuyên 
4.2 Thực hiện đánh giá thường xuyên trên lớp 
4.2.1 Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp 
Nội dung, chủ đề học tập 
Phương pháp 
Kiến thức khoa học và những kĩ năng nhận thức. Loại này gồm những nội dung học về quy tắc, quy trình, khái niệm, đọc hiểu văn bản 
Kĩ năng hoạt động. Loại này gồm những kĩ năng: đọc (đọc thành tiếng, đọc diễn cảm), viết, nói, nghe, làm tính, giải toán, phân loại đối tượng, làm thí nghiệm, tạo ra sản phẩm, giải quyết vấn đề 
Thái độ, giá trị, niềm tin. Loại này gồm những nội dung: nhận thức về thái độ, giá trị, niềm tin; thể hiện các thái độ, giá trị, niềm tin bằng hành vi của người học giải quyết vấn đề . 
...ọc của mình nhằm cải thiện kết quả trong thời gian tiếp theo đúng với yêu cầu chương trình. 
	Kết quả ĐGTX của nhiều học sinh trong một lớp là những thông tin quan trọng giúp giáo viên phân tích điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong mỗi nội dung hoặc chủ đề học tập, phương pháp dạy học cho phù hợp hơn với học sinh của lớp mình nhằm đạt được yêu cầu của chương trình. 
	Khi phân loại học sinh cuối mỗi năm học, giáo viên không chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra cuối năm học mà cần căn cứ vào cả kết quả ĐGTX mỗi học sinh trong quá trình cả năm học để đưa ra quyết định. 
	 Tuyệt nhiên không dùng kết quả ĐGTX để so sánh thành tích của học sinh này với học sinh khác. 
5.2 Thông báo kết quả đánh giá thường xuyên cho học sinh, cha mẹ học sinh. 
	Việc ĐGTX diễn ra chủ yếu trên lớp học. Do đó kết quả của việc ĐGTX thường được giáo viên thông báo trực tiếp cho học sinh tại lúc diễn ra hoạt động đánh giá. 
	Việc cần làm là: luôn khẳng định những phần kết quả học sinh đã hoàn thành hoặc hoàn thành tốt (theo chuẩn), những điều học sinh chưa hoàn thành giáo viên không nên thông báo dưới dạng lời chê, lời phủ nhận mà nên nói bằng những câu hỏi mang tính gợi ý để học sinh tự nhận ra phần việc mình chưa hoàn thành. 
	Quan trọng hơn, giáo viên cần đưa ra những lời góp ý, hướng dẫn để học sinh biết cách làm tốt hơn những điều học sinh chưa làm được. 
	Giáo viên có thể thông báo kết quả ĐGTX của học sinh trong những trường hợp sau: 
Phụ huynh của học sinh có thể yêu cầu nhận xét về quá trình học tập của con em. 
Những học sinh chưa đạt chuẩn cần có sự phối hợp giáo dục giữa giáo viên và phụ huynh. 
Những học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, có những tiến bộ đột xuất. 
	Khi phụ huynh có yêu cầu nhận xét về việc học tập của con em, giáo viên có thể cung cấp những bằng chứng thu thập được qua quan sát, qua vấn đáp và qua bài viết trong ĐGTX để giải thích kết quả học tập, giáo dục của học sinh đã nêu trong đánh giá định kì, đồng thời để phụ huynh biết được mạnh mặt, mặt yếu củ

File đính kèm:

  • pptxtap_huan_nang_cao_nang_luc_danh_gia_thuong_xuyen_mon_tieng_v.pptx