Tài liệu Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học

Mục đích: Kiểm tra HS kiến thức đã học, làm cơ sở để xác định điểm bắt đầu của kiến thức mới cần dạy. Ngoài ra, có thể giúp HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học. 
Mô tả: Là kĩ thuật đánh giá HS thông qua một phiếu (gọi là phiếu hỏi kiến thức nền) gồm các câu hỏi tự luận ngắn gọn, hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản nhưng gần như bao phủ được kiến thức đã học. 
Cách thực hiện: GV tạo ra một phiếu hỏi kiến thức nền; chuẩn bị trước câu trả lời; yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích hợp, thường là bắt đầu một bài học mới. 
Ví dụ: Trước khi cho HS luyện tập sử dụng chuột trong bài 6 (trò chơi Blocks, Tin học lớp 3), ta có thể kiểm tra HS những kiến thức đã biết về chuột máy tính thông qua một phiếu gồm các câu hỏi sau: 
1) Chuột máy tính có chức năng gì? 
2) Chuột máy tính có những bộ phận nào? 
3) Để mở một chương trình trò chơi từ biểu tượng chương trình trên màn hình ta sử 
dụng thao tác nào sau đây: 
A/ nháy chuột vào biểu tượng chương trình 
B/ nháy kép chuột vào biểu tượng chương trình 
C/ kéo thả chuột vào biểu tượng chương trình 
D/ di chuyển chuột vào biểu tượng chương trình 
Thảo luận:  
- Khi nào không nên sử dụng kĩ thuật “Kiểm tra kiến thức nền”? 
- Để kiểm tra kiến thức nền có nhất thiết phải dùng phiểu hỏi ngắn hoặc câu hỏi trắc nghiệm không? 
- Hãy đề xuất cách kiểm tra kiến thức nền khi bắt đầu dạy HS tập gõ các phím ở hàng 
trên (Tin học lớp 3)
pdf 18 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học
 HS những kiến thức đã biết về chuột máy tính thông qua một phiếu gồm 
các câu hỏi sau: 
1) Chuột máy tính có chức năng gì? 
2) Chuột máy tính có những bộ phận nào? 
3) Để mở một chương trình trò chơi từ biểu tượng chương trình trên màn hình ta sử 
dụng thao tác nào sau đây: 
A/ nháy chuột vào biểu tượng chương trình 
B/ nháy kép chuột vào biểu tượng chương trình 
C/ kéo thả chuột vào biểu tượng chương trình 
D/ di chuyển chuột vào biểu tượng chương trình 
Thảo luận: 
- Khi nào không nên sử dụng kĩ thuật “Kiểm tra kiến thức nền”? 
- Để kiểm tra kiến thức nền có nhất thiết phải dùng phiểu hỏi ngắn hoặc câu hỏi trắc 
nghiệm không? 
- Hãy đề xuất cách kiểm tra kiến thức nền khi bắt đầu dạy HS tập gõ các phím ở hàng 
trên (Tin học lớp 3) 
1.2. Đánh giá khả năng ghi nhớ 
Mục đích: Đánh giá HS về khả năng tái hiện và tổ chức, xác định mối liên hệ giữa các kiến 
thức cơ bản mà các em đã được học. 
NCT.FIT.HNU 
2 
Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS về khả năng ghi nhớ kiến thức bằng cách sử dụng một 
bảng (gọi là ma trận ghi nhớ) với các hàng và cột để biểu thị các khái niệm, kiến thức có liên 
quan với nhau. 
Cách thực hiện: GV tạo ra một ma trận ghi nhớ; điền sẵn các câu trả lời vào các ô của bảng; 
sao chép sang bảng khác và xóa các câu trả lời, rồi yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích 
hợp, thường vào thời điểm cuối một bài học. 
Ví dụ: Khi học đến cuối bài “Dấu hỏi, dấu ngã”, Tin học lớp 3, ta có thể tạo ma trận trí nhớ 
dưới đây và yêu cầu HS điền vào các ô trống để kiểm tra xem các em có thuộc các cách gõ 
dấu tiếng Việt không: 
Thảo luận: 
- Ma trận ghi nhớ có tác dụng củng cố, ôn tập kiến thức không? Tại sao? 
- Đưa ra một số bài học hoặc nhóm bài học môn Tin học ở lớp 4, có thể dùng ma trận 
trí nhớ để đánh giá thường xuyên HS sau khi học bài học hay nhóm bài học đó 
- Hãy bình luận về bài tập dưới đây (trong Bài tập Tin học tiểu học, Quyển 2) 
Bảng dưới đây là một số đặc điểm của ba loại chuột thông dụng. Em hãy đánh dấu 
vào...biệt được các dạng thông tin hay 
không thông qua bài tập sau: 
Trong cuộc sống quanh ta, thông tin dạng văn bản, hình ảnh, và âm thanh xuất hiện 
trong nhiều trường hợp. Hãy điền dấu + hay dấu - vào các ô trống của bảng dưới đây, tùy 
theo có hay không có dạng thông tin trong trường hợp tương ứng. 
Trường hợp Có thông tin Có thông tin Có thông tin 
NCT.FIT.HNU 
3 
dạng văn bản dạng hình ảnh dạng âm thanh 
1. Một bộ phim hoạt hình trên TV + + 
2. Truyện tranh Đô-Rê-Mon + + 
3. Đèn điều khiển giao thông + 
4. Bài hát phát ra từ loa trường + 
5. Danh sách các bạn được nhận 
phiếu khen cô viết trên bảng 
+ 
Thảo luận: 
- Để phân biệt khái niệm bằng ma trận đặc trưng, có luôn luôn dùng dấu + hay – được 
không? 
- Khi muốn kiểm tra HS phân biệt được màu nét và màu nền, cách tô mầu bằng một 
trong hai màu này, ta sẽ sử dụng ma trận đặc trưng như thế nào? 
- Hãy bình luận về bài tập dưới đây? 
Máy tính có thể giúp em trong những hoạt động nào? Em hãy đánh dấu + (có thể) 
hoặc – (không thể) vào các ô tương ứng trong bảng sau (trong Bài tập Tin học tiểu 
học, Quyển 1) 
 Học ngoại ngữ Học toán Chơi cờ 
 Giải nghĩa các từ Đố vui Tìm các bài toán hay 
 Liên lạc với bạn bè Đọc sách, báo Hỏi cách chữa bệnh 
 Xem phim Học nhạc Tìm người lạc 
 Vẽ tranh Làm phim hoạt hình Sưu tầm tem, tranh ảnh 
1.4. Đánh giá hai mặt trái ngược nhau 
Mục đích: Đánh giá khả năng phân tích, so sánh của HS về hai mặt trái ngược nhau của một 
vấn đề liên quan đến nội dung bài học. 
Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS thông qua một bảng (gọi là bảng hai phía/bảng lưỡng 
cực) mà ở đó có một số tiêu chí cần đánh giá hai mặt trái ngược nhau, ví dụ như điểm 
mạnh/điểm yếu; thuận lợi/bất lợi; thuận lợi/khó khăn;  
Cách thực hiện: GV tạo bảng hai phía; điền sẵn các câu trả lời vào ô trống; sao chép sang 
bảng khác và xóa các câu trả lời, rồi yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích hợp, trong bài học 
hoặc cuối bài học. 
Ví dụ: Khi học bài “Khám phá máy tính”, Tin học lớp 4,...oặc một bảng khảo sát với các mức chỉ báo xác định, để 
thăm dò ý kiến, thái độ của HS về một vấn đề liên quan đến bài học. 
Cách thực hiện: GV tạo công cụ (phiếu thăm dò/bảng khảo sát); chuẩn bị trước các câu trả 
lời; yêu cầu HS trả lời vào thời điểm thích hợp, thường là cuối một hoặc một số bài học. 
Ví dụ: Sau bài học trò chơi “Khám phá rừng nhiệt đới”, ta có thể đưa ra một phiếu gồm 
những câu hỏi sau đây để thăm dò suy nghĩ, tình cảm, thái độ của HS: 
Câu 1. Sau khi được chơi trò chơi khám rừng nhiệt đới, em đồng ý với những ý kiến 
nào dưới đây: 
A/ Rừng nhiệt đới có nhiều cây cối và các con vật đáng yêu 
B/ Rừng nhiệt đới rất rậm rạp và có nhiều thú dữ đáng sợ 
C/ Các con vật trong rừng có thể ngủ ở bất kì lúc nào và chỗ nào chúng muốn 
D/ Con người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh 
Câu 2. Trò chơi khám phá rừng nhiệt đới giúp em luyện tập thành thạo thao tác gì khi 
sử dụng máy tính? Em có thích học thông qua trò chơi không và vì sao? 
Thảo luận: 
- Phiếu thăm dò có thể tạo bằng câu hỏi tự luận được không? 
NCT.FIT.HNU 
5 
- Các phần mềm học tập, ngoài mục tiêu rèn luyện kiến thức, kĩ năng, còn có mục tiêu 
rất rõ ràng về rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, thái độ. Hãy khai thác những bài học 
này để tạo ra các phiếu thăm dò suy nghĩ, thái độ của HS, từ đó, kịp thời giáo dục HS. 
- Hãy đề xuất phiếu thăm dò thái độ của HS khi học các mạch kiến thức khác trong 
chương trình Tin học tiểu học, ví dụ “Tìm hiểu máy tính”, “Mạng Internet”. 
1.6. Trả lời theo mẫu What/How/Why (cái gì, như thế nào, tại sao) 
Mục đích: Đánh giá kỹ năng nhận biết và phân tích thông tin nhằm trả lời ba câu hỏi: cái gì? 
như thế nào? tại sao? 
Mô tả: Là một kĩ thuật (gọi tắt là what/how/why) đánh giá HS bằng cách đưa ra một hình ảnh 
hoặc một chủ đề, từ đó HS được yêu cầu trả lời ba câu hỏi cụ thể có dạng What?, How?, 
Why? 
Cách thực hiện: GV tạo công cụ (hình ảnh, chủ đề); chuẩn bị trước các câu trả lời; yêu cầu 
HS trả lời vào thờ

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_su_dung_cac_ky_thuat_danh_gia_trong_lop_h.pdf