Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tăng động hòa nhập với lớp học
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi cảm thấy rằng sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là bối cảnh hiện nay tăng động ngày một gia tăng. Để có thể giúp trẻ tăng động có thể tiếp thu kiến thức và phát triển một cách bình thường như bao trẻ em khác không phải một ngày, một buổi là có được. Trở ngại lớn nhất đối với giáo viên không phải là đối tượng học sinh mà là các bậc phụ huynh học sinh. Thông thường khi đưa con đến trường phụ huynh thường giấu hoặc không chấp nhận sự thật là con mình bị bệnh vì sợ con mình bị phân biệt đối xử, sợ mọi người cười chê.... Để phụ huynh có thể tin tưởng, chấp nhận sự thật từ đó phối hợp tốt với giáo viên. Người giáo viên phải trải qua một thời gian dài kiên nhẫn, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đối tượng học sinh cũng như phụ huynh học sinh. Có như vậy giáo viên mới đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho đối tượng đặc biệt này bằng cả tấm lòng yêu thương, thân ái của một người thầy.
- Đầu năm học này tôi được giao nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm lớp Hai/1 với số học sinh là 41 học sinh trong đó có một học sinh mắc chứng bệnh tăng động. Đây là một khó khăn và thách thức đối với tôi bởi lớp học khá đông nếu không khéo léo thì lớp học khó đi vô nề nếp và ảnh hưởng không ít tới việc truyền hụ, tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, bố mẹ của bé lại là người rất tâm lí. Họ hiểu khá rõ tình trạng của con mình. Ngay từ đầu năm học phụ huynh chủ động gặp giáo viên trao đổi về tình hình của con mình. Điều đó đã giúp rất nhiều cho giáo viên trong việc giáo dục và giúp trẻ hoà nhập với lớp học.
- Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp cần thiết để thực hiện và làm tốt công tác giúp trẻ tăng động hoà nhập với lớp học.
- Đầu năm học này tôi được giao nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm lớp Hai/1 với số học sinh là 41 học sinh trong đó có một học sinh mắc chứng bệnh tăng động. Đây là một khó khăn và thách thức đối với tôi bởi lớp học khá đông nếu không khéo léo thì lớp học khó đi vô nề nếp và ảnh hưởng không ít tới việc truyền hụ, tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, bố mẹ của bé lại là người rất tâm lí. Họ hiểu khá rõ tình trạng của con mình. Ngay từ đầu năm học phụ huynh chủ động gặp giáo viên trao đổi về tình hình của con mình. Điều đó đã giúp rất nhiều cho giáo viên trong việc giáo dục và giúp trẻ hoà nhập với lớp học.
- Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp cần thiết để thực hiện và làm tốt công tác giúp trẻ tăng động hoà nhập với lớp học.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tăng động hòa nhập với lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tăng động hòa nhập với lớp học
mầm một cách hiệu quả nhất. Để trẻ mắc chứng bệnh tăng động có thể phát triển một cách bình thường như bao đứa trẻ khác đòi hỏi người giáo viên cần phải có một quá trình giáo dục, tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch , phương pháp thích hợp để đưa các em có thể hoà nhập với tập thể một cách tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, các em có thể tự giác học tập dưới sự chỉ đạo thống nhất của giáo viên chủ nhiệm với chính bản thân các em. - Với mong muốn mỗi học sinh đi qua sẽ là một hạt nhân tương lai của đất nước. Các em luôn có điều kiện phát triển cả đức và tài giống như nhau. Để thực hiện mong muốn đó tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ tăng động hoà nhập với lớp học”. 2) Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm nhận định đúng thực trạng các thành phần học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó giúp tôi và đồng nghiệp hiểu rõ hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của người giáo viên đối với từng đối học sinh trong lớp mà mình phụ trách. Nhất là đối với những học sinh mắc chứng bệnh tăng động. Từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để giúp các em hoà nhập với môi trường xung quanh một cách tốt nhất. 3) Phạm vi nghiên cứu: 4 - Đề tài này tập trung nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của người giáo viên đối với việc giúp trẻ tăng động có thể hoà nhập với tập thể và phát triển một cách bình thường như tất cả bạn bè cùng trang lứa. - Đối tượng nghiên cứu là một học sinh lớp Hai/ 1 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bá Quận 9. B/ NỘI DUNG: I/ Thực trạng vấn đề: - Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi cảm thấy rằng sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là bối cảnh hiện nay tăng động ngày một gia tăng. Để có thể giúp trẻ tăng động có thể tiếp thu kiến thức và phát triển một cách bình thường như bao trẻ em khác không phải một ngày, một buổi là có được. Trở ngại lớn nhất đối với giáo viên không phải l... 5 thụ, tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, bố mẹ của bé lại là người rất tâm lí. Họ hiểu khá rõ tình trạng của con mình. Ngay từ đầu năm học phụ huynh chủ động gặp giáo viên trao đổi về tình hình của con mình. Điều đó đã giúp rất nhiều cho giáo viên trong việc giáo dục và giúp trẻ hoà nhập với lớp học. - Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp cần thiết để thực hiện và làm tốt công tác giúp trẻ tăng động hoà nhập với lớp học. II/ Giải pháp: 1. Kết hợp với phụ huynh học sinh và giáo viên bộ môn: * Với phụ huynh học sinh: - Ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã phát phiếu sơ yếu lí lịch cho phụ huynh học sinh. Trong phiếu yêu cầu phụ huynh ghi rõ đặc điểm tâm lí của con em mình (để bé nghe lời, bố mẹ thường làm gì, bé thích ai nhất và sợ ai nhất trong gia đình vì sao) từ đó giúp giáo viên có thể hiểu và áp dụng các biện pháp hiệu quả nhất trong việc giáo dục học sinh. - Mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của gia đình trong việc rèn luyện, giúp đỡ trẻ tăng động hoà nhập với môi trường xung quanh từ đó giúp các em phát triển một cách tốt nhất. - Thường xuyên trao đổi trực tiếp ( điện thoại) với phụ huynh vào cuối tuần về các biểu hiện của học sinh trên lớp. Trao đổi những việc học sinh làm được từ đó động viên khuyến khích học sinh phát huy, những việc học sinh còn hạn chế thì giáo viên kết hợp với phụ huynh giúp học sinh nhận ra và khắc phục. Từ đó giáo viên và phụ huynh có sự điều chỉnh phương pháp giáo dục tốt hơn cho học sinh. * Với giáo viên bộ môn: Tôi luôn lắng nghe ý kiến từ giáo viên bộ môn để kịp thời nắm bắt sự phát triển tâm lí của học sinh mắc bệnh tăng động. Từ đó có biện pháp uốn nắn , giúp 6 đỡ học sinh hoà nhập với tập thể lớp học thông qua sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiện, giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh. 2. Tiếp cận tìm hiểu học sinh: - Đầu tiên tôi tìm hiểu xem học sinh thích gì ( chơi trò chơi gì, thích ai nhất, học ...hơn. Ngoài việc xếp chỗ ngồi tôi còn giao việc cho bé từ việc đơn giản đến phức tạp dần ( VD: Nhờ học sinh quản lí một tổ trong lớp, giúp giáo viên giặt khăn, bôi bảng giúp giáo viên.....) 3. Kết quả thực hiện: - Sau thời gian áp dụng các giải pháp trên tình cảm thầy trò tôi đã có rất nhiều cải thiện. Ban đầu học sinh không thích trả lời các câu hỏi của giáo viên, không thích thực hiện các yêu cầu mà giáo viên đề ra. Đặc biệt là không có ý thức 7 kỉ luật thích ngồi thì ngồi, đi , nằm và lấy đồ của bạn không hề xin ý kiến. Giờ mặc dù chưa hoàn toàn thực hiện hết các yêu cầu của giáo viên nhưng bé đã có ý thức rất nhiều. ( VD: Khi bé mệt, thiếu kìm chế bé đứng lên đi quanh lớp nhưng chỉ cần thấy giáo viên nhìn bé lâu là bé lập tức quay về vị trí mình ngồi. Khi bé bỏ đi không chào hỏi giáo viên gọi tên bé là bé nhớ và quay lại chào hỏi người đối diện....) - Kết quả theo dõi các hoạt động của bé như sau: THÁNG HỌC TẬP KỈ LUẬT VỆ SINH TỐT TIẾN BỘ CHƯA TỐT TỐT TIẾN BỘ CHƯA TỐT TỐT TIẾN BỘ CHƯA TỐT THÁNG 8 +9 x x x THÁNG 10 x x x THÁNG 11 x x x THÁNG 12 x x x THÁNG 01 x x x 5. Khả năng vận dụng: Sáng kiến này có thể áp dụng với tất cả các khối lớp ở bậc Tiểu học. 8 C/ KẾT LUẬN: - Không có công thức chung nhất cho việc làm thế nào giúp trẻ tăng động hoà nhập với môi trường lớp học từ đó có thể phát triển nhân cách một cách tốt nhất. Nhưng trước tiên người giáo viên cần phải có cái tâm, có lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lí thì sẽ đem lại thành công. - Trên đây là những ý kiến riêng của tôi trong việc giúp trẻ tăng động hoà nhập với lớp học. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để công tác của chúng ta ngày một tốt hơn./. Quận 9, ngày 19 tháng 02 năm 2016 Người thực hiện Trương Nguyễn Phong Lan
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tang_dong_ho.pdf