Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn tin học ở trường tiểu học Kim Đồng, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
Năm học 2013- 2014 là năm học Bộ Giáo Dục - Đào Tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dạy và học. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy (SĐTD) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. (trích Dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng bản đồ tư duy,của TS. Trần Đình Châu và TS. Đặng Thị Thu Thủy).
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy, cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD. Tôi nhận thấy cần tiến hành nghiên cứu những biện pháp tổ chức nhằm thực hiện việc ứng dụng SĐTD một cách có hiệu quả, tiến hành khảo sát và tổng kết kinh nghiệm của một số trường đã tiến hành tốt SĐTD. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn tin học ở trường tiểu học Kim Đồng - quận 7 , Tp. HCM “ .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn tin học ở trường tiểu học Kim Đồng, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. (trích Dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng bản đồ tư duy,của TS. Trần Đình Châu và TS. Đặng Thị Thu Thủy). Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy, cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng SĐTD. Tôi nhận thấy cần tiến hành nghiên cứu những biện pháp tổ chức nhằm thực hiện việc ứng dụng SĐTD một cách có hiệu quả, tiến hành khảo sát và tổng kết kinh nghiệm của một số trường đã tiến hành tốt SĐTD. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn tin học ở trường tiểu học Kim Đồng - quận 7 , Tp. HCM “ . II.NỘI DUNG: i. Thực trạng của vấn đề : Trong quá trình giảng dạy tại trường Kim Đồng, tôi nhận thấy SĐTD có ý nghĩa rất quan trọng : + Logic, mạch lạc giúp người học nắm bắt kiến thức nhanh, hiệu quả. + Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ. + Giúp hệ thống hóa kiến thức: Giáo viên sử dụng SĐTD để hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên bản đồ một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý. + Nhìn thấy “ bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết. SĐTD hỗ trợ người học hệ thống hóa tất cả các thông tin liên quan một cách đơn giản. Sử dụng bản đồ tư duy để xây dựng nội dung bài học sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy, học sinh hiểu được bài học một cách rõ ràng và nhanh chóng. ii. Nội dung và biện pháp thực hiện : Ngay từ đầu năm học, sau khi đăng kí đề tài SKKN tôi đã tìm hiểu, áp dung dạy học...sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên định hướng lại từng nội dung cho học sinh. Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay tỷ lệ nhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầy màu sắc và thực sự hiệu quả. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập. Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Tony Buzan sinh năm 1942, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map. Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình). Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần. Học sinh học tập bằ...ủa học sinh sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh. Vì vậy, trên mỗi nhánh giáo viên chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, học sinh sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của học sinh sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh. iii. Các phương pháp hoạt động thực tiễn : Một số giáo án mẫu tôi đã xây dựng cho trong các buổi ôn tập hoặc dạy bài mới trong chương trình Tin học tiểu học tại trường Tiểu học Kim Đồng. 1. Bài học " Máy tính " 2. Bài học "Thư mục" iv. Hiệu quả : Qua một năm thực hiện đề tài SNKN “Giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn tin học ở trường tiểu học Kim Đồng - quận 7 , Tp. HCM ” tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép. III. KẾT LUẬN : Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập sơ đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. TS. Trần Đình Châu, TS. Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam . 2. Sách giáo khoa Cùng học tin học Tiểu học Quyển 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Sách giáo khoa Cùng học tin học Tiểu học Quyển 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Sách giáo khoa Cù
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ung_dung_so_do_tu_duy_trong.doc