Phương pháp giảng dạy thực hành kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Trên một chuyến đò, nhà khoa học tự hào về vốn hiểu biết của mình đã hỏi ông lái đò: “Ông có biết gì về địa lý không?”. Người lái đò lắc đầu: “Tôi chịu”. Nhà khoa học mỉa mai: “Vậy là ông đã mất 1/3 cuộc đời. Thế ông có biết gì về sinh vật không?”. Người lái đò lại lắc đầu: “Tôi chẳng biết gì về sinh vật hết”. Nhà khoa học cười: “Vậy là ông mất tiếp 1/3 cuộc đời nữa rồi”. 

Bỗng nhiên mây đen kéo đến, gió bão nổi lên, con thuyền hai người đi chòng chành, giật lắc như muốn vỡ tung và chuẩn bị lật úp. Ông lái đò hỏi nhà khoa học: “Ông có biết bơi không?”. Nhà khoa học hốt hoảng: “Tôi không”. Ông lái đò lắc đầu: “Vậy là ông sắp mất cả cuộc đời rồi đấy”.

Khi tập đi xe đạp, nếu bạn có cả kho kiến thức những hướng dẫn về thao tác thì mãi vẫn không thể đi được xe. Chỉ khi bạn trèo lên xe và luyện tập thì bạn mới đi được. Muốn tăng kiến thức, bạn cần đọc, học hỏi. Muốn tăng kĩ năng, bạn cần rèn luyện.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” là câu nói của ông cha ta để lại muốn dạy cho chúng ta rằng “Làm giỏi một việc” còn hơn “Việc nào cũng biết mà không giỏi việc nào” chính là muốn mỗi chúng ta biết rèn luyện để biến công việc của mình thành những kĩ năng chuyên nghiệp.Người có kĩ năng thông qua đào tạo và rèn luyện sẽ tạo kết quả xuất sắc vượt trội gấp nhiều lần người không có kĩ năng. 

Tóm lại: Kĩ năng là khả năng thực hiện một công việc trong những hoàn cảnh nhất định có hiệu quả gấp nhiều lần người không có kĩ năng, từ đó tạo ra năng suất vượt trội.

docx 37 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp giảng dạy thực hành kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp giảng dạy thực hành kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Phương pháp giảng dạy thực hành kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
c hỏi. Muốn tăng kĩ năng, bạn cần rèn luyện.
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” là câu nói của ông cha ta để lại muốn dạy cho chúng ta rằng “Làm giỏi một việc” còn hơn “Việc nào cũng biết mà không giỏi việc nào” chính là muốn mỗi chúng ta biết rèn luyện để biến công việc của mình thành những kĩ năng chuyên nghiệp.
Người có kĩ năng thông qua đào tạo và rèn luyện sẽ tạo kết quả xuất sắc vượt trội gấp nhiều lần người không có kĩ năng. 
Tóm lại: Kĩ năng là khả năng thực hiện một công việc trong những hoàn cảnh nhất định có hiệu quả gấp nhiều lần người không có kĩ năng, từ đó tạo ra năng suất vượt trội.
2. Kĩ năng xã hội là gì?
Những kĩ năng xã hội cần thiết với người Mỹ:
Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kĩ năng xã hội cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kĩ năng xã hội cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
Kĩ năng học và tự học (Learning to learn skills)
Kĩ năng lắng nghe (Listening skills)
Kĩ năng thuyết trình (Oral communication skills)
Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
Kĩ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
Kĩ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
Kĩ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
Kĩ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
Kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
Kĩ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
Kĩ năng đàm phán (Negotiation skills)
Kĩ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
Kĩ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Những kĩ năng xã hội được người Úc quan tâm:
Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002), những kĩ năng x...ệ (Communication & relationship management)
Kĩ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
Kĩ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
Kĩ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
Các kĩ năng tổ chức công việc (Workplace-related life)
Kĩ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).
Tóm lại: Kĩ năng xã hội là năng lực tâm lý - xã hội được hình thành qua đào tạo và rèn luyện, tạo hành vi thích ứng và ứng xử tích cực giúp mỗi mỗi cá nhân đáp ứng nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả nhất.
	3. Kĩ năng sống là gì?
	Theo một số tổ chức thế giới, kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Bản chất của kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng phó phù hợp và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống.
	Và cũng theo các tổ chức trên, kĩ năng sống nói chung bao gồm các kĩ năng chủ yếu như: Kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc;
II.Tầm quan trọng của kĩ năng
Thế giới dịch chuyển từ kiến thức sang kĩ năng
Thế giới đang thay đổi với một tốc độ chóng mặt: Walt Disney cứ 5 phút lại công bố một sản phẩm mới; thông tin trên thế giới tăng gấp đôi sau khoảng 18 tháng; Sony mỗi giờ xuất sưởng 3 sản phẩm mới; lưu lượng thông tin di chuyển trên Internet tăng 30%/tháng, tăng gấp đôi sau 100 ngày; tổng số tin nhắn mỗi ngày lớn hơn dân số thế giới; hơn 3000 cuốn sách xuất bản mỗi ngày. Kiến thức thì tăng vô hạn trong khi khả năng lưu nhớ của con người lại rất ít thay đổi.
Hơn nữa, thế giới hiện đại tạo ra rất nhiều thiết bị công nghệ có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin khổng lồ. Chỉ cần một chiếc USB, hay một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, con người có thể tìm bất cứ thông tin nào họ muốn trong một tích tắc. Chính vì thế, vi...n hoàn thiện nhân cách của một con người. Nếu được trang bị kĩ năng sống đầy đủ thì học sinh sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và biết hòa nhập với môi trường xung quanh để sinh tồn, để học tập và phát triển theo hướng học để biết, học để làm việc, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
PHẦN THỨ HAI
 Giảng dạy kĩ năng sống 
cho học sinh ở trường Tiểu học
I. Nguyên tắc dạy thực hành kĩ năng sống:
	Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải trên cơ sở lấy năng lực cụ thể và hoạt động tích cực của học sinh làm trung tâm, thông qua các hoạt động tương tác với người khác và trải nghiệm với các tình huống thực tế theo quan hệ đa chiều với nhiều hình thức khác nhau:
Thảo luận nhóm (đội, tổ)
Đóng vai
Tham gia trò chơi
Trả lời câu hỏi
Thực hành, luyện tập
..
II. Phương pháp rèn luyện kĩ năng sống (chinh phục kĩ năng)
Việc rèn luyện luôn là yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ ai với bất kỳ một thành công nào. Để trau dồi và phát triển kĩ năng, bạn không chỉ rèn luyện hàng ngày mà còn cần có phương pháp rèn luyện hiệu quả.
1. Ngôi sao luyện kĩ năng:
2. Thiết kế - Chủ động tăng cấp
Chỉ khi bạn thấy thiếu kĩ năng và nó thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn mới đang bắt đầu bước đầu tiên của việc rèn luyện kĩ năng. 
Điều quan trọng nhất đối với rèn luyện kĩ năng đó là:
Nhận diện đúng kĩ năng mà bạn thực sự muốn trau dồi. 
Tình trạng hiện tại về kĩ năng đó của bạn 
Những nguồn lực có thể sử dụng trong quá trình rèn luyện. 
Tưởng tượng mức độ mà kĩ năng này đạt tới trong thời gian bao lâu.
Chúng ta thường sốt ruột, nóng vội khi học và rèn luyện kĩ năng. Khi muốn rèn luyện một kĩ năng, chúng ta thường bắt tay vào tập luyện ngay và cuối cùng chúng ta lại lãng phí rất nhiều thời gian vì những động tác và thao tác không chuẩn.
Bạn tưởng tượng và thiết kế những gì cho một kĩ năng:
Động tác chuẩn
Thao tác chuẩn
Cấu trúc chuẩn 
Hoạt động, động tác bổ trợ.
Những động tác, thao tác, cấu trúc mới thiết kế phải vượt trội so với những gì ta đã có

File đính kèm:

  • docxphuong_phap_giang_day_thuc_hanh_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_ti.docx