Lịch báo giảng học kì 1 - Tuần 10 Năm học 2020-2021 - Phan Thị Nhật Linh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
2. Kỹ năng
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội,ngoại và biết cách xưng hô đúng.
3. Thái độ
- Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
4. Năng lực
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng học kì 1 - Tuần 10 Năm học 2020-2021 - Phan Thị Nhật Linh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch báo giảng học kì 1 - Tuần 10 Năm học 2020-2021 - Phan Thị Nhật Linh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
: Con người và sức khỏe (tiết 2) 7 5/2 Khoa học 18 Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiết 2) NĂM (26/11) Sáng 1 4/2 Khoa học 17 Ba thể của nước 2 4/3 Khoa học 18 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 3 4/1 Khoa học 17 Ba thể của nước 4 3/5 TN&XH 16 TH: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Chiều SÁU (27/11) Sáng 1 4/4 Khoa học 18 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 2 5/1 Khoa học 18 Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiết 2) 3 4/2 Khoa học 18 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? 4 4/1 Khoa học 18 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 HỌ NỘI HỌ NGOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình. 2. Kỹ năng - Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội,ngoại và biết cách xưng hô đúng. 3. Thái độ - Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình không phân biệt họ nội hay họ ngoại. 4. Năng lực - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề KNS: - Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình. - Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt. * Đối với học sinh khuyết tật - Học sinh nắm được mối quan hệ họ hàng, biết họ nội và họ ngoại của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình trong SGK tảng 40,41 - Học sinh mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp ( nếu có) - Giáo viên chuẩn bị giấy A4 cho 8 nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Các thế hệ trong gia đình. - Phân biệt gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ. -Hãy giới thiệu các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình em ? * Giáo viên nhận xét - tuyên dương 2. Bài mới: * Giới thiệu: Qua bài hát ta thấy trong gia đình gồm có ba mẹ và các con đều rất yêu thương nhau. Muốn có ba mẹ và các em phải có ông bà nội, ngoại, có các anh chị em của bố mẹ. Những người trong họ nội, họ ngoại họ sống cư xử với nhau như...nh chị em ruột của mình còn có những người trong họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại. * Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp 4 nhóm thảo luận đóng theo tình huống sau: N1: Đóng vai anh của bố đến chơi nhà khi không có bố mẹ ở nhà. N2: Đóng vai em gái của mẹ ở quê ra chơi nhưng không có bố mẹ ở nhà ? N3: Đóng vai người họ hàng bên ngoại bị ốm và bố mẹ đi thăm. * Gọi học sinh các nhóm trình bày * Bước 2: Thực hiện - Em có nhận xét gì trong tình huống vừa rồi? - Nếu em ở tình huống đó em sẽ ứng xử thế nào ? - Tại sao phải yêu quý những người trong họ hàng của mình ? * GV kết luận: Ồng bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm giúp đỡ những người họ hàng của mình. 3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Về nhà học thuộc bài trang 41 - Bài sau: Thực hành phân tích vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - Gia đình có ông bà, bố mẹ cùng chung sống hoặc bố mẹ và các con chung sống gọi là gia đình 2 thế hệ. - Gia đình gồm có ông bà, bố mẹ và các con cùng chung sống gọi là gia đình 3 thế hệ. - HS giới thiệu. - Học sinh mở SGK trang 40 - Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn quan sát hình 1 trang 40 SGK. - Hương đã cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại cùng với mẹ và cậu ruột của Hương và Hồng. - Ông bà ngoại Hương đã sinh ra mẹ Hương và cậu Hương. - Quang đã cho các bạn xem ảnh của ông bà nội chụp chung với bố và cô ruột của Quang và Thuỷ. - Ông bà nội của Quang đã sinh ra bố Quang và cô Quang. - Đại diện các nhóm lên trình bày - nhóm khác bổ sung. - HS trả lời. - HS trả lời. - Anh chị của bố ở miền Bắc các em gọi là Bác. Em gái của bố gọi bằng cô. Em trai của bố gọi bằng chú. - Miền Nam gọi chị gái của bố là cô, em gái là cô. - Các con của anh, chị bên bố hay mẹ em đều gọi là anh chị. Con của em bố hay mẹ gọi là em. - Cách xử lý và ứng xử - Đại diện các nhóm đóng vai. - Lần lượt các nhóm...T ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Khởi động (4p) + Nước có những tính chất gì? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía. 2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng tỏ nước tồn tại ở 3 thể : rắn, lỏng, khí. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp a. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: + Theo em, trong tự nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào? - GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các thể của nước . + Em biết gì về sự tồn tại của nước ở các thể mà em vừa nêu ? b. Biểu tượng ban đầu của HS: - Gv yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về sự tồn tại của nước ở các thể vừa nêu , sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bài vào bảng nhóm. c. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi - Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẩn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu sự tồn tại của nước ở ba thể lỏng, rắn và khí. - GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm + Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại ? + Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyễn thành thể khí và ngược lại ? + Nước ở ba thể lỏng, khí và rắn có những điểm nào giống và khác nhau? - GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời 3 câu hỏi trên. d. Thực hiện phương án tìm tòi : - GV yêu cầu học sinh viết dự đoán vào vở ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục : câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết luận rút ra. - GV nên gợi ý để các em làm các thí nghiệm như sau : *Để trả lời câu hỏi : khi nào thì nước ở thể rắn chuyển thành thể lỏng và ngược lại ? GV có thể sử dụng thí nghiệm : + Bỏ một cục đá nhỏ
File đính kèm:
- lich_bao_giang_hoc_ki_1_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_phan_thi_n.docx