Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới
tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới
tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội
........................................................................................................6 LỚP 1 ..................................................................................................................................................................................... 7 LỚP 2...................................................................................................................................................................................12 LỚP 3 ................................................................................................................................................................................... 17 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 22 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 24 VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 25 3 I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả g...các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,... được 4 thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp. 3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống. III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội được trình bày trong bảng sau: Thành phần năng lực Biểu hiện Nhận thức khoa học Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên, 5 Thà...n tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh. Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống. 6 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát Mạch nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Gia đình Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp Các thế hệ trong gia đình Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Giữ vệ sinh nhà ở Họ hàng nội, ngoại Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà Giữ vệ sinh xung quanh nhà Trường học Cơ sở vật chất của lớp học và trường học Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường Hoạt động kết nối với xã hội của trường học Truyền thống nhà trường Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường Cộng đồng địa phương Quang cảnh làng xóm, đường phố Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng Hoạt động mua bán hàng hoá Hoạt động giao thông Một số hoạt động sản xuất Một số di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên 7 Mạch nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 An toàn trên đường Thực vật và động vật Thực vật và động vật xung quanh Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi Môi trường sống của thực vật và động vật Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động
File đính kèm:
- chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_tu_nhien_va_xa_hoi.pdf