Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học

Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, 
hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.  
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.
pdf 25 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học
.................................................................................................... 6 
LỚP 4 .................................................................................................................................................................................... 7 
LỚP 5 .................................................................................................................................................................................. 14 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC .............................................................................................................................................. 19 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ................................................................................................................................... 22 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH................................................................................ 23 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học (ở các lớp 4, 5) được xây 
dựng dựa trên nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ, giáo dục 
môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở 
và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông. 
Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận 
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Khoa học quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch 
giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong 
Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn h...
3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh 
Chương trình môn Khoa học tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Học sinh học khoa 
học qua tìm hiểu, khám phá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Từ đó hình thành và phát triển ở học 
sinh năng lực khoa học tự nhiên. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, 
hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài 
nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. 
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự 
nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung 
quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề 
đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên 
nhiên và môi trường xung quanh. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với 
môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
 Môn Khoa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức 
khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
Những biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên trong môn Khoa học được trình bày trong bảng sau: 
5 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
Nhận thức khoa học tự nhiên 
− Kể tên, nêu, nhận biết được...ập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và sức 
khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài 
liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet,...). 
− Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu 
những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ 
6 
Thành phần năng lực Biểu hiện 
quan sát, thí nghiệm, thực hành,... 
− Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm 
và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng. 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng 
đã học 
− Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh 
vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ. 
− Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học 
và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan. 
− Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có 
liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên xung 
quanh; trao đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện. 
− Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn 
với đời sống. 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 
Chất 
− Nước 
− Không khí 
− Đất 
− Hỗn hợp và dung dịch 
− Sự biến đổi của chất 
Năng lượng − Ánh sáng 
− Âm thanh 
− Vai trò của năng lượng 
− Năng lượng điện 
7 
Mạch nội dung Lớp 4 Lớp 5 
− Nhiệt − Năng lượng chất đốt 
− Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy 
Thực vật và động 
vật 
− Nhu cầu sống của thực vật và động vật 
− Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực 
vật, động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi 
− Sự sinh sản ở thực vật và động vật 
− Sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật 
Nấm, vi khuẩn − Nấm − Vi khuẩn 
Con người và sức 
khoẻ 
− Dinh dưỡng ở người 
− 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_khoa_hoc.pdf