Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Để thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ, người dân đã phải trải qua các công đoạn sau:

  • Bước 1: Gặt lúa
  • Bước 2: Tuốt lúa
  • Bước 3: Phơi thóc
  • Bước 4: Xay xát gạo và đóng bao
  • Bước 5: Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.

*** Quan sát hình dưới đây, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?

docx 6 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020
hiểu rõ hơn.
a. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
Đồng bằng Nam Bộ  là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi
Đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ
Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào
Người dân cần cù lao động
Sản phẩm lúa gạo, trái cây cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
***Quan sát các hình trong SGK, kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?
***Tham khảo:
Để thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ, người dân đã phải trải qua các công đoạn sau:
Bước 1: Gặt lúa
Bước 2: Tuốt lúa
Bước 3: Phơi thóc
Bước 4: Xay xát gạo và đóng bao
Bước 5: Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
*** Quan sát hình dưới đây, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?
***Tham khảo:
Những loại cây chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: Sầu riêng, mãng cầu, măng cụt, chôm chôm, xoài, thanh long, nhãn
b.  Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất nước ta:
***Tham khảo:
Đồng bằng Nam Bộ là vùng nuôi và đánh bắt thủy sản nhiều nhất nước ta nhờ các điều kiện thuận lợi.
Vùng biển có nhiều cá, tôm và hải sản khác
Có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước ngọt.
Sản phẩm thủy sản được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới, trong đó có nhiều gia đình đã giàu lên từ nuôi và đánh bắt cá, tôm.
MÔN TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
TÌM HIỂU BÀI:
1. Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (sách Tiếng Việt 4,  tập hai, trang 32)
CÂY GẠO
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
       Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền l... vỏ tách ra cho các múi nở đều, trắng lóa.
THỰC HÀNH:
Xác định các đoạn văn và nội dung chính mỗi đoạn trong bài văn dưới đây:
CÂY TRÁM ĐEN
        Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
        Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.
        Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.
          Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Ca quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.
Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang
***Gợi ý:
Con đọc kĩ để xác định nội dung chính của từng đoạn.
***Tham khảo:
Bài văn này, nếu chia theo cách ngắt đoạn và xuống hàng thì có 4 đoạn. Nếu chia theo nội dung thì có 3 đoạn.
 Ở đây ta chia đoạn theo nội dung:
Đoạn 1: Từ đầu đến "dài chừng một gang".
Đoạn 2: Từ "Trám đen có hai loại" cho đến "mà không chạm hạt".
Đoạn 3: Phần còn lại
Nội dung chính của mỗi đoạn
Đoạn 1: Giới thiệu cây trám đen về vị trí, hình dáng cây và đặc điểm lá.
 Đoạn 2: Tập trung nói về quả trám đen và các cách sử dụng quả.
Đoạn 3: Cảm xúc của tác giả khi nhớ về các cây trám đen ở quê hương.
 2. Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết.
***Gợi ý:
 - Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Mở đoạn: Giới thiệu về cây
- Thân đoạn: Miêu tả cây và...àng, đón nhận ngọn gió mát thổi từ cánh đồng vào cho mau khô đi những giọt mồ hôi trên trán. Cây bàng không cho quả ngon như cây xoài, cây vải nhưng lại quý ở chỗ tán lá trở thành cái ô xanh đem lại cho con người những giây phút nghỉ ngơi mát mẻ, dễ chịu. Bởi thế mà mọi người đều quý hai cây bàng lớn đó, có lẽ nó sẽ còn đứng mãi ở đầu làng như hai người bạn thân thiết của dân làng.
***Bài của con làm:
MÔN CHÍNH TẢ
SẦU RIÊNG
1/ Viết 10 từ khó chính tả trong bài Sầu riêng
- -
- -
- -
- -
- -
2/ Làm bài tập 1 ; 2/SGK

File đính kèm:

  • docxbai_day_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2019_2020.docx