Tài liệu Hỏi - Đáp về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể
Câu 1. CT GDPT là gì?
Thực hiện Luật Giáo dục và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 88/2014/QH13), có thể hiểu: CT GDPT là toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (gọi chung là môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT.
CT tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ CT GDPT, trong đó quy định những vấn đề chung của GDPT, bao gồm: Quan điểm xây dựng CT, mục tiêu CT GDPT và mục tiêu CTGD của từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của từng môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được CT.
CT môn học là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu CT GDPT;mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt lõi (bắt buộc) ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học.
Câu 2. Tại sao phải đổi mới CT GDPT? Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của việc đổi mới CT GDPT?
Phải đổi mới CT GDPT vì một số lí do sau đây:
Thứ nhất: CT và SGK hiện hành theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 đã được triển khai trong toàn quốc từ 2002 đến nay. Mặc dù CT và SGK hiện hành có nhiều ưu điểm so với trước đó, nhưng trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhưng trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, CT và SGK hiện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
Thứ hai: Xu thế phát triển CT và SGK của thế giới thay đổi rất nhanh; có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần được bổ sung kịp thời vào CTGD. Đầu thế kỉ XXI nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ CT coi trọng nội dung giáo dục sang CT coi trọng phát triển năng lực người học. CTGD Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Cơ sở pháp lý của việc đổi mới CT GDPT lần này là dựa vào các Văn kiện chính trị của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; cụ thể là: Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành CT hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 44/NQ-CP) và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây viết tắt là Quyết định số 404/QĐ-TTg).
Có 2 cơ sở khoa học chính của việc đổi mới CT và SGK:
- Kết quả tổng kết đánh giá CT, SGK hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết số 40/2000/QH10 và yêu cầu mới của Nghị quyết số 29-NQ/TW nhằm rút được những ưu điểm và hạn chế, bất cập của CT, SGK hiện hành; từ đó xác định những gì cần kế thừa, những gì cần phát triển, bổ sung, đổi mới.
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và quản lý phát triển CT; biên soạn và sử dụng SGK, tài liệu giáo dục… nhằm tiếp thu, học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hỏi - Đáp về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể
GDPT và mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học (tiểu học, THCS, THPT) có gì mới? 8 Câu 7. Thế nào là CT GDPT xây dựng theo hướng phát triển năng lực? Có gì khác với CT GDPT hiện hành và các CT GDPT trước? 7 Câu 8. CT GDPT mới hướng tới phát triển những phẩm chất và năng lực nào cho học sinh? Tại sao? 10 Câu 9. Biểu hiện về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học của CT GDPT được xác định như thế nào? 11 Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? 12 Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện nay và cách khắc phục? 13 Câu 12. Giải pháp về giáo viên và tổ chức dạy học các môn học tích hợp ở THCS và các môn học tự chọn, các chuyên đề học tập tự chọn ở THPT? 15 Câu 13. Yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục trong CT GDPT mới? 16 Câu 14. Quan hệ giữa lĩnh vực giáo dục với các môn học, hoạt động TNST? 17 Câu 15. Thế nào là hoạt động TNST trong CT GDPT? Sự khác nhau giữa môn học và hoạt động TNST? 17 Câu 16. Giải pháp triển khai hoạt động TNST? 19 Câu 17. Bảng kế hoạch giáo dục cho biết những gì? 19 Câu 18. Tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong CT GDPT? 20 Câu 19. Có môn học nào mới trong CT GDPT? 20 Câu 20. Hệ thống môn học bắt buộc và tự chọn ở mỗi cấp học có gì mới? 21 Câu 21. Có những loại chuyên đề học tập tự chọn nào ở cấp THPT, ý nghĩa của từng loại? 23 Câu 22. Những thuận lợi, khó khăn trong đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và giải pháp khắc phục? 24 Câu 23. Đội ngũ giáo viên hiện đang đứng lớp phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được yêu cầu dạy học theo CT GDPT mới? 25 Câu 24. Tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông triển khai thực hiệ...HÔNG TỔNG THỂ CT GDPT gồm CT GDPT tổng thể (gọi tắt là CT tổng thể) và các CT môn học. Lần này Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Dự thảo CT tổng thể, xin góp ý rộng rãi trước khi hoàn thiện và ban hành chính thức để làm căn cứ xây dựng các CT môn học. Cuốn tài liệu này nhằm mục đích cung cấp thông tin, tạo thuận lợi để bạn đọc tìm hiểu, góp ý bản Dự thảo CT tổng thể. Sau này các CT môn học cũng sẽ được gửi xin góp ý trước khi hoàn thiện. Mọi góp ý xin được gửi về: Bộ phận thường trực đổi mới CT, SGK GDPT (Email: bcd15@moet.edu.vn hoặc dvninh@moet.edu.vn) Câu 1. CT GDPT là gì? Thực hiện Luật Giáo dục và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 88/2014/QH13), có thể hiểu: CT GDPT là toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (gọi chung là môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT. CT tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ CT GDPT, trong đó quy định những vấn đề chung của GDPT, bao gồm: Quan điểm xây dựng CT, mục tiêu CT GDPT và mục tiêu CTGD của từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của từng môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được CT. CT môn học là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu CT...iện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Thứ hai: Xu thế phát triển CT và SGK của thế giới thay đổi rất nhanh; có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần được bổ sung kịp thời vào CTGD. Đầu thế kỉ XXI nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ CT coi trọng nội dung giáo dục sang CT coi trọng phát triển năng lực người học. CTGD Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cơ sở pháp lý của việc đổi mới CT GDPT lần này là dựa vào các Văn kiện chính trị của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; cụ thể là: Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành CT hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 44/NQ-CP) và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới CT, SGK GDPT (sau đây viết tắt là Quyết định số 404/QĐ-TTg). Có 2 cơ sở khoa học chính của việc đổi mới CT và SGK: - Kết quả tổng kết đánh giá CT, SGK hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết số 40/2000/QH10 và yêu cầu mới của Nghị quyết số 29-NQ/TW nhằm rút được những ưu điểm và hạn chế, bất cập của CT, SGK hiện hành; từ đó xác định những gì cần kế thừa, những gì cần phát triển, bổ sung, đổi mới. - Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và quản lý phát triển CT; biên soạn và sử dụng SGK, tài liệu giáo dục nhằm tiếp thu, học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Câu 3. Những hạn chế, bất cập của CT GDPT hiện hành? Đối chiếu với yêu cầu của Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới CT GDPT (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 40/2000/QH10) và các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
File đính kèm:
- tai_lieu_hoi_dap_ve_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_tong_the.doc