SKKN Kinh nghiệm tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong dạy học lớp Bốn - Mạc Thị Thùy Nhân
Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hợp tác nhóm trong dạy học các môn học của chương trình lớp Bốn
v Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4/4 (năm học 2010-2011) và lớp 4/5 (năm học 2011-2012) của trường Tiểu học Lâm Quang Thự, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
v Các phương pháp nghiên cứu:
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong dạy học lớp Bốn - Mạc Thị Thùy Nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong dạy học lớp Bốn - Mạc Thị Thùy Nhân
hoàn thành do những hoạt động thuần tuý của cá nhân. Có những câu hỏi, bài tập, những vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân, cần tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Hình thức thảo luận nhóm có nhiều thế mạnh như: - Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh; giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau; phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. - Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng nhau trong học tập. - Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém... có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định bản thân. Tạo điều kiện để từng học sinh phát huy hết khả năng của mình, giúp cho việc phân hoá trong hoạt động dạy học được thuận lợi. Làm thế nào để giờ học thảo luận nhóm đạt hiệu quả, tránh hiện tượng hình thức, bản thân tôi đã suy nghĩ và đã thực hiện thành công qua đề tài : “Kinh nghiệm tổ chức hình thức hợp tác nhóm trong dạy học lớp Bốn” v Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hợp tác nhóm trong dạy học các môn học của chương trình lớp Bốn v Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4/4 (năm học 2010-2011) và lớp 4/5 (năm học 2011-2012) của trường Tiểu học Lâm Quang Thự, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. v Các phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy các môn học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: +Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan. + Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực t...aland... nhận thấy cần dạy cho học sinh biết cách hợp tác với nhau và dạy các kĩ năng hợp tác như dạy bất kì một kiến thức, kĩ năng môn học nào ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở nước ta, điều này được thể hiện trong mục tiêu chương trình tiểu học năm 2000: "Giáo dục tinh thần hợp tác vì mục đích chung là một nội dung giáo dục cực kì quan trọng trong đào tạo con người". Học hợp tác nhóm là hình thức tổ chức học tập của học sinh theo nhóm nhỏ trên lớp, trong đó nhấn mạnh đến các kĩ năng hợp tác mang tính xã hội. Cơ sở thực tiễn: Qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, tôi nhận thấy những hạn chế trong dạy học theo nhóm ở một số lớp như sau: - Sử dụng dạy học theo nhóm tuỳ tiện, không có sự lựa chọn thích hợp. - Trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại không tham gia hoặc tham gia không tích cực: Hoạt động nhóm chỉ tập trung ở một số đối tượng khá giỏi còn một số học sinh khác thì lợi dụng hoạt động nhóm để chơi. - Các thành viên trong nhóm không lắng nghe ý kiến của nhau: có hiện tượng lấn át hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng. Thường là những em giỏi áp đặt ý kiến của mình cho toàn nhóm. - Cả nhóm phụ thuộc vào một, hai người, để mặc người đó điều khiển. - Nhóm hoạt động tự do, không ai điều khiển. - Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đổi (chỉ một, hai người thường xuyên làm nhóm trưởng và thư ký) trong các buổi dạy học có sử dụng nhóm. - Cách phân chia thời gian của giáo viên cho hoạt động nhóm không thỏa đáng. - Giáo viên cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm nhưng không quy định rõ thời gian thảo luận trong bao lâu vì vậy học sinh vẫn nhởn nhơ đùa khi đã nhận nhiệm vụ. - Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ. Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học là bắt buộc phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm... nên bất kỳ tiết dạy nào hoặc khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảo luận nhóm mà chưa thực sự chú ý đến hiệ...thức dạy hợp tác nhóm: Để học hợp tác nhóm đạt hiệu quả cần phải đảm bảo những yếu tố sau: Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực. Trong hoạt động hợp tác nhóm, học sinh phải nhận thấy "cùng chìm hoặc cùng nổi" (nghĩa là thành công cùng hưởng, thất bại cùng chịu). Vì vậy các thành viên của nhóm phải gắn kết với nhau theo cách: mỗi cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố gắng hết sức mình. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu cả nhóm phải hoàn thành lắp cái đu (Bài: Lắp cái đu - Kĩ thuật 4). Nhóm trưởng sẽ phân công mỗi bạn hoàn thành một bộ phận. Nếu một bạn nào trong nhóm không hoàn thành thì chắc chắn sản phẩm lắp cái đu của cả nhóm sẽ không hoàn thành. Vì vậy trong học hợp tác nhóm, học sinh có hai trách nhiệm: - Thực hiện nhiệm vụ được giao. - Đảm bảo các thành viên trong nhóm mình cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao (Bạn nào xong trước thì cùng hỗ trợ cho bạn mình để nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành). Tạo môi trường hợp tác"mặt đối mặt"trong nhóm học sinh để nói cho nhau nghe. Học hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm. Điều đó được thực hiện khi các thành viên nhóm nhìn thấy nhau trong trao đổi. Tương tác mặt đối mặt, có tác động tích cực đối với học sinh như: Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao thiệp chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và đáp án giải quyết vấn đề, tăng cường các kĩ năng tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, khích lệ mọi thành viên tham gia, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. Nâng cao trách nhiệm cá nhân: Nhóm hợp tác được tổ chức sao cho từng thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công việc, hoặc trách nhiệm học tập. Mọi thành viên đều phải học, đóng góp phần mình vào công việc chung và thành công của nhóm. Mỗi thành viên thực hiện một vai trò nhất định. Các vai trò ấy được luân phiên thường xuyên trong các nội dung hoạt động khác nhau (Nhóm trưởng, thư kí, báo cáo
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_to_chuc_hinh_thuc_hop_tac_nhom_trong_day_ho.docx