Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp trẻ yêu thích đọc sách
Sách là kho tàng kiến thức vô giá của nhân loại. Chính vì vậy, hãy dạy con đọc sách ngay từ nhỏ bằng những bí quyết đơn giản để các em thích thú tạo cho mình thói quen đọc sách hằng ngày. Bạn cũng cần chú ý định hướng cho con đọc những loại sách phù hợp nhưng phải đảm bảo sở thích của các em.
Sách là kho tàng giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và học hỏi những điều hay. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng hứng thú với việc đọc sách, nhiều phụ huynh phản ánh rằng con họ chỉ thích sử dụng các thiết bị công nghệ chứ không đọc sách. Vậy làm sao để trẻ thích đọc sách và có nên hình thành thói quen đọc sách cho con ngay từ khi còn nhỏ không?
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp trẻ yêu thích đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp trẻ yêu thích đọc sách
ệc hình thành nhân cách và giúp tăng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho con. Thói quen đọc sách cần được hình thành ngay từ những năm tháng đầu đời khi con đến với thế giới này. Thế nhưng phần lớn cha mẹ bắt đầu đọc sách khi con đã biết nói chuyện. Một số khác đợi đến khi con biết chữ. Một số nữa tặc lưỡi nghĩ rằng, đọc sách là do tính cách, có đứa trẻ thích đọc, có đứa trẻ thích nhảy nhót, nếu nó thích nó sẽ tự đọc. Đừng đợi đến khi con biết đọc mới mua sách hay dạy con đọc sách. Nếu con chưa nhận diện được mặt chữ bạn hoàn toàn có thể đọc cho con nghe, chỉ cho con biết về thế giới bên ngoài. Hình thành thói quen đọc sách cho con ngay từ những năm tháng đầu đời Hình thành thói quen đọc sách cho con không bao giờ là sớm! Người Do Thái phát hiện ra rằng trong tất cả muôn loài thì duy nhất loài người được Chúa trời ban cho khả năng đọc, còn tất cả các loài không loài nào biết đọc. Chính vì vậy, người Do Thái họ khai mở và tận dụng tối đa khả năng đọc, họ bôi mật ong vào sách để em bé nếm sự ngọt ngào và bắt đầu yêu sách. Khi bé bắt đầu nhận thức được, cha mẹ Cửa sổ vàng luôn cùng con bàn luận về những chủ đề trong sách. Chính điều này đã giúp hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ. Cùng con bàn luận về các chủ đề trong sách 8 lợi ích nổi bật của việc đọc sách đối với trẻ Trên thực tế, phần lớn lượng kiến thức của thế giới này sẽ được lĩnh hội thông qua việc đọc sách, và nếu bạn muốn con của mình trở nên thông minh thì cần phải xây dựng cho chúng một tình yêu đối với việc đọc sách. Đọc sách giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ cần thiết ở trẻ. Bởi vì khi đọc trẻ em sẽ tiếp nhận thêm một số thông tin và cách cấu trúc câu, cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ hiệu quả. Đọc sách giúp con bạn mở rộng vốn từ vựng. Khi đọc sách con sẽ được tiếp xúc với một lượng từ ngữ lớn, việc đó sẽ giúp làm phong phú vốn liếng ngôn từ của con. Đọc sách giúp phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ ham đọc sách sẽ sáng tạo, có khả năng liên tưởn...p trẻ thư giãn sau một ngày dài hoạt động, vui chơi ở bên ngoài. 8. Đọc sách giúp gắn kết cha mẹ và con cái. Cùng con đọc một cuốn sách và bàn luận về các chủ đề trong sách sẽ giúp cha mẹ hiểu con cái hơn và kéo gần khoảng cách giữa hai thế hệ. 3. Các bước hình thành thói quen đọc sách cho trẻ Có rất nhiều cách để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng. Dưới đây là cách mà một vài mẹo nhỏ giúp con hình thành thói quen đọc sách. Hãy để bé tiếp xúc với sách sớm. Thay vì để bé mải mê với máy tính thì cha mẹ có thể mua cho bé những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Tạo một không gian đọc sách riêng cho bé. Bạn có thể tạo một tủ sách nhỏ được trang trí theo sở thích của con và các sách được phân loại rõ ràng. Nơi đọc sách phải gần tủ sách, có không gian thoáng đãng, yên tĩnh và đủ ánh sáng giúp bảo vệ mắt của con. Hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày. Không cần ép bé phải đọc nhiều nhưng hãy để việc đọc sách trở thành thói quen hàng ngày của bé. Muốn làm được điều đấy thì cha mẹ chính là tấm gương để các con học theo, cần tác động vào lòng hiếu kỳ, sự tò mò của bé đối với sách. Giúp bé giải đáp những thắc mắc khi đọc sách. Vì còn nhỏ nên các bé không thể hiểu hết được ý nghĩa từ những cuốn sách mang lại. Việc chúng ta phải làm là phân tích và giảng giải cho bé hiểu tại sao lại như vậy Các bước hình thành thói quen đọc sách cho trẻ Đọc sách bằng hứng thú chứ không phải ép buộc. Nếu bạn ép buộc con đọc sách thì chắc chắn sẽ bị phản tác dụng, con sẽ cảm thấy chán ghét và đọc một cách vô thức như trả bài cho có lệ, thậm chí là tìm cách né tránh. Hãy giúp bé tìm thấy hứng thú với những điều bé học được từ cuốn sách mà bé đang đọc. Những cuốn sách xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn sẽ kích thích ham muốn đọc sách của trẻ. Trong quá trình đọc sách, bé được khám phá thế giới xung quanh, được nghe những câu chuyện thú vị, lâu dần sẽ trở thành niềm yêu thích và hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. 7 CÁCH GIÚP TRẺ THÍC... sách là việc làm không khó nhưng cũng không phải dễ. Thói quen này nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống. Hãy tạo sự hứng khởi khi tiếp cận với sách. Người Do Thái có mẹo nhỏ giúp trẻ đến với sách một cách vô cùng đơn giản, họ bôi ít mật ngọt vào đầu quyển sách, bọn trẻ sẽ lân la chơi với sách một cách rất say sưa. Việc còn lại của chúng ta là chọn mua những quyển sách được in chất liệu tốt, sách được in gốc của những nhà xuất bản uy tín. Nên chọn cho trẻ những quyển sách có bìa dày, được đóng cẩn thận, tránh mua những quyển sách lậu, kém chất lượng rất nhanh hư hỏng. Hãy chơi với sách như người bạn thân. Bố mẹ có thể chơi trò xếp hình bằng sách cùng trẻ hằng ngày. Chúng có thể chơi với những quyển sách cả buổi mà vẫn rất say sưa. Bạn có thể nói chúng sẽ làm hỏng những quyển sách? Không hề gì, bởi cho đến khi chúng có thể phá hỏng một quyển sách thì chúng đã làm bạn với sách từ lâu rồi. Mà giả sử nếu chúng có làm hỏng thật thì bạn có sẵn sàng tặng thêm 10 hay 20 quyển sách để hình thành cho bé thói quen tốt này? Ở nhà, bạn hãy để sách ở những nơi gần trẻ nhất, nơi trẻ có thể lấy sách một cách dễ dàng, phòng cho trẻ chơi hãy đặt một tủ sách. Phòng ngủ của bé có thể đặt thêm một tủ sách. Nếu bé ngủ chung với bố mẹ thì có thể đặt sách ngay gần chỗ ngủ. Bé sẽ nhìn thấy sách hằng ngày và cha mẹ cũng có thể tiện tay đọc sách bất cứ khi nào mình thích. Bạn hãy sắp xếp thời gian dẫn con đi nhà sách hay hội chợ sách. Chúng có thể lăn lê nằm trên sàn với sách đầy hứng thú. Khi đi nhà sách, thay vì mua sách cho trẻ theo ý của mình, bạn hãy gợi ý cho trẻ cách chọn như: "Mẹ thấy quyển sách này đẹp quá", "Bố thấy nhân vật này ngộ nghĩnh quá... con thấy có thích không? Nếu thích con có thể chọn chúng". Một mẹo nhỏ nữa là nếu bạn muốn con mình chọn quyển sách A, hãy nói nhỏ với người tư vấn trong nhà sách đến tư vấn cho trẻ về quyển sách ấy. Chúng sẽ vô cùng hứng khởi nghĩ rằng quyển sách ấy là do chính mình
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_tre_yeu_thich.doc