Lịch báo giảng học kì 2 - Tuần 24 Năm học 2020-2021 - Hà Thị Diệu Xuân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Chính tả                                                  

 NÚI NON HÙNG VĨ (Nghe - viết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.

2. Kĩ năng:

  -Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ(BT2).

  - HS (M3,4) giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử(BT3). 

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

doc 27 trang comai 19/04/2023 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng học kì 2 - Tuần 24 Năm học 2020-2021 - Hà Thị Diệu Xuân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch báo giảng học kì 2 - Tuần 24 Năm học 2020-2021 - Hà Thị Diệu Xuân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Lịch báo giảng học kì 2 - Tuần 24 Năm học 2020-2021 - Hà Thị Diệu Xuân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
hính tả	
 NÚI NON HÙNG VĨ (Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
2. Kĩ năng:
 -Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ(BT2).
 - HS (M3,4) giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử(BT3). 
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.
 - Học sinh: Vở viết.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- GV cho HS chơi trò chơi "Viết đúng, viết nhanh" viết những tên riêng trong bài thơ "Cửa gió Tùng Chinh"
- GV nhận xét
- Giưới thiệu bài - Ghi bảng
 - Hai Ngàn, Ngã Ba, Tùng Chinh
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả
+ Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?
- GV cho HS tìm và viết một số từ khó, dễ lẫn
- HS theo dõi trong SGK
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan- xi- păng, Mây Ô Quy Hồ.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- T... Trần Hưng Đạo.
2. Quan Trung, Nguyễn Huệ.
3. Đinh Bộ Lĩnh- Đinh Tiên Hoàng.
4. Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn
5. Lê Thánh Tông.
- HS nhẩm thuộc lòng các câu đố 
6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam với mọi người. 
- HS nghe và thực hiện
7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm hiểu về 5 vị vua nêu ở trên.
- HS nghe và thực hiện
Lớp 5 Đạo đức: 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2)
 ( Mức độ liên hệ )
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kĩ năng:
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rốn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* GDBVMT (Liên hệ) : GD HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: SGK đạo đức 5, VBT, Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát 
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rốn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Cách tiế...ện của đất nước ta.
- Ví dụ:
+ Ngày 2-9-1945 là ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh tra nước VN DCCH, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta 
+ Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng ĐBP
+ Ngày 30-4-1975 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng..
Lớp 5 Tiếng Việt(+):
 LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP 
 BẰNG QUAN HỆ TỪ VÀ LUYỆN VIẾT VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho HS kĩ năng đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ.
- Rèn cho HS viết một đoạn văn tả đồ vật
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
- Nội dung ôn tập.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 hs lên bảng đặt 2 câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
- GVnhận xét.
3. Bài mới:
a.GTB: ở các tiết học trước, các em đã được học nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ điều kiện(giả thiết) – kết quả, quan hệ tương phản. quan hệ tăng tiến.Trong tiết học này, cô và các em sẽ cùng nhau củng cố lại các kiến thức đó. 
b.Bài tập:
Bài 1: Điền các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. .trời mưa rất to.đường làng lênh láng nước.
b. .tôi nghe lời khuyên của bạn ..tôi đã không mắc phải sai lầm đó.
c. .Nam không được khỏe Nam vẫn đi học.
d. Hiệp ..học giỏi. bạn còn vẽ tranh rất đẹp.
- GV ghi sẵn nội dung bài tập vào bảng phụ.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
- BT này có mấy yêu cầu?
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm cặp đôi vào vở.
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày – các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét – chốt đáp án đúng.
GV kết luận: Qua bài tập này, các em đã ôn lại các kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả, quan hệ điều kiện(giả thiết) – kết quả, quan hệ tương phản và quan hệ tăng tiến.
Bài 2: Đặt 1 câu có

File đính kèm:

  • doclich_bao_giang_hoc_ki_2_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_ha_thi_die.doc