Kế hoạch bài học - Tuần 22 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN (85)                        NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I. Mục đích yêu cầu:

A. Đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

          - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê - đi - xơn 

          - Các tiếng khó: may mắn, nảy ra, miệt mài, móm mém,.

          - Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật Ê - đi - xơn, bà cụ

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

          - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: nhà bác học, cười móm mém.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phụ vụ cho con người.

doc 46 trang comai 19/04/2023 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học - Tuần 22 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài học - Tuần 22 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Kế hoạch bài học - Tuần 22 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
nh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN (85) 	 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục đích yêu cầu:
A. Đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê - đi - xơn 
	- Các tiếng khó: may mắn, nảy ra, miệt mài, móm mém,.
	- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật Ê - đi - xơn, bà cụ
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: nhà bác học, cười móm mém.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phụ vụ cho con người.
B. KỂ CHUYỆN:
1. Rèn kĩ năng nói:
 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai( người dẫn chuyện,Ê-đi xơn, bà cụ)
2. Rèn kĩ năng nghe:
 - Rèn HSKT kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh minh hoạ câu chuyện SGK
	- Bảng phụ ( giấy to ) viết đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
	- 1 cái mũ phốt ( nếu có ) 1 khăn để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Bàn tay cô giáo:
- Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc long bài thơ.
1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
2 . Em hãy tả bức tranh dán giấy của cô giáo?
* Giáo viên nhận xét bài cũ.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu MĐYC của tiết học TIẾT HỌC
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu cả bài 1 lần
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu lần 1
* Rèn tiếng khó:
+ Ê - đi - xơn ( giáo viên phát âm )
+ Lóc lên, may mắn, nảy ra, miệt mài, móm mém
* Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Học sinh đọc nối tiếp trước lớp
- Bài này có mấy đoạn ?
- Giáo viên nhắc nghỉ hơi sau các dấu câu, đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật ( Ê - đi – xơn, cụ già )
+ Giọng kể: Chậm rãi, khoang thai, nhấn giọng ùn ùn kéo đến.
+ Giọng bà cụ: Mệt nhọc, chậm
+ Ê - đi – xơn: Reo lên vì sáng kiến chợt loé lên, vui hóm hỉnh.
+ Người dẫn chuyện: Thán phục.
+ Nhấn giọng: Miệt mài, xếp hàng dài.
- Học sinh đọc đ...ộc sống của ta nhờ có khoa học và sự cống hiến vĩ đại của Ê - đi - xơn mà cuộc sống của ta tiện lợi đủ điều: Có điện sinh hoạt, lao động vui chơi,. Đi lại cũng tiện lợi, nhẹ nhàng Giúp con người lên cao xa hơn.
-2 HS 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Học sinh nối tiếp mỗi em đọc 1 câu.
- Học sinh phát âm - lớp đồng thanh 
- Học sinh đọc theo - lớp đồng thanh tiếng khó.
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2
- Bài có 4 đoạn
- Học sinh nối tiếp 4 tổ đọc 4 đoạn
- 2 học sinh đọc - lớp đồng thanh
- 1 học sinh đọc chú giải
- Học sinh đặt câu:
+ Nhà bác học Lương Đình Của hết lòng phục vụ nhân dân.
+ Mỗi lần em kể chuyện ở lớp cho bà cụ nghe, bà cười móm mém nhìn em.
- Học sinh đọc đọan trong nhóm
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp
- Nhóm đồng thanh 4 đoạn
- 1 em đọc cả bài
- Học sinh đọc thầm đoạn 1
- Nhờ đọc sách, báo, truyện ông là nhà bác học nổi tiếng của nước Mỹ. Tuổi thơ ông rất vất vả, ông đi bán báo kiếm sống và mày mò học tâp.
+ HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Xảy ra vào lúc Ê - đi - xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong số những người đó.
+ Học sinh đọc đoạn 3
- Mong muốn ông Ê - đi - xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
- Vì xe ngựa rất xốc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
- Chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng điện.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 4
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu sự quan tấm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
- Học sinh đọc đoạn 4
- Theo em khoa học đem lại cuộc sống sung sướng hơn tiện lợi hơn cho con người..
TIẾT 2: Kể chuyện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng lời nhân vật.
+ Giọng: Ê - đi – xơn: Reo vui lên vì sáng kiến loé lên.
+ Giọng người dẫn chuyện: Khâm phục
+ Nhấn giọng: loé lên, ông reo lên, nảy ra.
+ Bà cụ: Vô cùng ngạc nhiên
* Kể chuyện
* Giáo viên giao nhiệm vụ: Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truỵên. Sau đó d... Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm. Số ngày trong 1 tháng
- Củng cố kĩ năng xem lịch ( tờ lịch tháng, năm,.. )
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4/109.
II. Đồ dùng:
	- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2005
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng
HS1: Một năm có bao nhiêu tháng ? Kể tên các tháng trong năm ?
HS2: Hãy cho biết tháng nào có 28 ,29, 30, 31 ngày ?
* Giáo viên nhận xét .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Giáo viên ghi đề lên bảng
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1/109: 
- Giáo viên cho các em quan sát tờ lịch ghi các ngày tháng.
a.GV hướng dẫn: Để biết ngày 3 tháng 2 là thứ mấy ( phần a ) trước hết phải xác định phần lịch tháng 2 trong tờ lịch trên. Sau đó, lịch tháng 2 ta xác định được ngày 3 tháng 2 là thứ ba vì ngày 30 ở trong hàng “thứ ba”
b.GV yêu cầu HS phải xác định được ngày trong tháng theo yêu cầu bài.
* Ví dụ: Để tìm ngày thứ hai đầu tiên tháng 1 là ngày nào ta nhìn vào tháng 2 ở trong phần lịch tháng 1 và xác định được đó là ngày 5 do đó ta có được thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5 tháng 1.
c. Tháng 2 năm 2004 có mấy ngày ?
*Bài 2/109: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Bài này yêu cầu các em điều gì ? ( Học sinh làm bài cá nhân )
- Ngày Quốc tế thiếu nhi là thứ mấy ? 
- Ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 là ngày thứ mấy ?
- Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày thứ mấy ?
- Ngày cuối cùng năm 2005 là thứ mấy?
- Thứ hai đầu tiên năm 2005 là ngày nào ? Thứ hai cuối năm 2005 là ngày nào ?
- Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày nào ?
* Bài 3/109: Gọi học sinh đọc đề
- Bài này yêu cầu gì ?
- Củng cố số ngày trong tháng ?
* Bài 4/109: Gọi học sinh yêu cầu bài
- Bài này hỏi gì ?
4. Củng cố - dặn dò:
- Em nào cho cô biết, bài hôm nay ta học gì ?
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Hình tròn, tâm đường kính, bán kính.
Năm có 12 tháng: tháng một, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy, tháng tám, tháng 

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_hanh_t.doc