Kế hoạch bài học học kì 1 lớp 4 - Tuần 11 Năm học 2020-2021 - Xa Thị Ngân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...

- Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ

- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực

Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV:  +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

doc 77 trang comai 20/04/2023 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học học kì 1 lớp 4 - Tuần 11 Năm học 2020-2021 - Xa Thị Ngân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài học học kì 1 lớp 4 - Tuần 11 Năm học 2020-2021 - Xa Thị Ngân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Kế hoạch bài học học kì 1 lớp 4 - Tuần 11 Năm học 2020-2021 - Xa Thị Ngân - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
ện tập 
NĂM
S
1
Toán
54
Đề - xi – mét vuông
2
Khoa học
3
LTVC
22
Tính từ
4
Anh văn
C
5
Kể chuyện
11
Bàn chân kì diệu
6
Thể dục
7
Toán (+)
Luyện tập
SÁU
S
1
Toán
55
Mét vuông
2
TLV
22
Mở bài trong bài văn kể chuyện
3
Anh văn
4
Anh văn
C
5
Địa lý
11
Ôn tập
6
HĐTN
8
HĐTN: Đôi bàn tay yêu thương (tiết 4)
7
HĐTT
8
VHGT: Để xe đạp đúng nơi quy định
TUẦN 11 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Thái độ
- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu chủ điểm:
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 
- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
+ Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ ...iện các từ ngữ khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? 
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
+ Những chi tiết cho thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó?
+ Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
+ Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện: Tuổi trẻ tài cao/ Có chí thì nên/ Công thành danh toại
- GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. 
+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Cậu bé ham thích chơi diều.
+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
- Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của cậu bé Nguyễn Hiền.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
- Đoạn 3 ...4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020
TOÁN
Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .
 CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
2. Kĩ năng
- HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,... 
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2; bài 2 (3 dòng đầu)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV giới thiệu vào bài
- TBHT điều hành lớp trả lời:
+ Khi đổi chỗ các thừa số trong 2 tích thì tích đó không đổi.
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
 * Nhân một số với 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. 
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu?
 + 10 còn gọi là mấy chục?
 + Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. 
 + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
 + 35 chục là bao nhiêu?
 + Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. 
 + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
+ Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào?
 -

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_hoc_ki_1_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_xa.doc