Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Nguyên Hãn

Sau khi đọc bài xong, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng 
của các câu sau: 
Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu ra sao? 
a. Không chơi với Cá Sấu 
b. Mời Cá Sấu kết bạn và hái hoa quả cho Cá Sấu ăn 
c. Không cho Cá Sấu ăn hoa quả

Câu 2: Cá Sấu tẽn tò, lủi mất vì: 
a. Xấu hổ khi bị lộ rõ bộ mặt của kẻ bội bạc, giả dối 
b. Xem như không có chuyện gì xảy ra 
c. Đã lừa được Khỉ 
Câu 3: Những từ nói lên tính nết của Khỉ: 
a. Thật thà, độc ác, giả dối

b. Giả dối, tốt bụng, thông minh.

c. Tốt bụng, thật thà, thông minh. 

pdf 6 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Nguyên Hãn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Nguyên Hãn

Bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Nguyên Hãn
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau 
đưa tôi về lấy, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn. 
3. Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, 
mắng: 
- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi 
đâu. 
4. Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất. 
Theo Truyện đọc 1, 1994 
Sau khi đọc bài xong, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng 
của các câu sau: 
Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu ra sao? 
a. Không chơi với Cá Sấu 
b. Mời Cá Sấu kết bạn và hái hoa quả cho Cá Sấu ăn 
c. Không cho Cá Sấu ăn hoa quả 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN NGUYÊN HÃN 
HỌ TÊN HỌC SINH:____________________________ - LỚP: Hai ______ 
2 
Câu 2: Cá Sấu tẽn tò, lủi mất vì: 
a. Xấu hổ khi bị lộ rõ bộ mặt của kẻ bội bạc, giả dối 
b. Xem như không có chuyện gì xảy ra 
c. Đã lừa được Khỉ 
Câu 3: Những từ nói lên tính nết của Khỉ: 
a. Thật thà, độc ác, giả dối 
b. Giả dối, tốt bụng, thông minh. 
c. Tốt bụng, thật thà, thông minh. 
II/ Em hãy đọc 2 lần bài: “Voi nhà”, Sách Tiếng Việt 2 tập 2, trang 56. 
Voi nhà 
 Gần tối, cơn mưa rừng ập xuống. Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại. 
 Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích. Hai bánh trước đã vục xuống 
vũng lầy. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm. 
 Gần sáng, trời tạnh. Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu: 
- Thế này thì hết cách rồi! 
 Bỗng Cần kêu lên: 
- Chạy đi! Voi rừng đấy! 
 Mọi người vội vã nép vào lùm cây ven đường. 
 Một con voi già lừng lững tiến về chiếc xe. Tứ chộp lấy khẩu súng. Cần vội ngăn 
lại: 
- Không được bắn! 
 Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe. 
 Tứ lo lắng: 
- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi! 
 Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe 
qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng 
bản Tun. 
 Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà. 
 Theo Nguyễn Trần Bé 
Sau khi đọc bài xo...
C. CHÍNH TẢ: Phụ huynh có thể đọc cho học sinh viết 
Bài: “Voi nhà” Sách Tiếng Việt 2 tập 2, trang 56, 57. 
Viết tựa bài, đoạn: “Con voi lúc lắc vòi hướng bản Tun” và tên tác giả. 
. 
D. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
Câu 1: Chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: 
(tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn.) 
Mẫu: Cáo tinh ranh. 
1.  
2.  
3.  
4.  
5.  
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN NGUYÊN HÃN 
HỌ TÊN HỌC SINH:____________________________ - LỚP: Hai ______ 
5 
Câu 2: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: 
(thỏ, voi, hổ (cọp), sóc) 
Mẫu: a) Dữ như hổ (cọp) 
 b) Nhát như  
 c) Khỏe như  
 d) Nhanh như . 
Câu 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống: 
Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú 
Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang Ngoài đường người và 
xe đi lại như mắc cửi Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. 
E. TẬP LÀM VĂN: 
Đọc câu chuyện “Vì sao?” và trả lời câu hỏi: 
Vì sao? 
 Một cô bé lần đầu về quê chơi. Gặp cái gì, cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật 
đang ăn cỏ, cô hỏi cậu anh họ: 
- Sao con bò này không có sừng, hả anh? 
Cậu anh đáp: 
- Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, 
chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó. là con ngựa”. 
 Theo Tiếng cười tuổi học trò 
Lưu ý: Khi trả lời từng câu hỏi, các em cần trả lời tròn câu. Khi viết câu trả 
lời, chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu câu. 
Thực hành trả lời câu hỏi : 
Câu 1: Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào? 
 Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lạ. 
Câu 2: Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì? 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN NGUYÊN HÃN 
HỌ TÊN HỌC SINH:____________________________ - LỚP: Hai ______ 
6 
Câu 3: Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng? 
Câu 4: Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì? 
Lưu ý: Nhờ phụ huynh nhắc các bé làm bài bằng một trong các hình thức: in đề ra hoặc 
chép đề vào vở, và gửi lại

File đính kèm:

  • pdfbai_day_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_24_truong_tieu_hoc_tran_ng.pdf