Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22, Thứ ba - Năm học 2019-2020

1/ Nội dung chính:

- Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu.

- Hơn một trăm năm trước đây, nhà bác học Thô – mát  Ê – đi- xơn đã phát minh ra chiếc máy hát. Với chiếc máy này, lần đầu tiên âm thanh đã được ghi lại và phát ra. Ngày nay, người ta có thể ghi âm vào bang cát – xét, đĩa CD..

- Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,.. Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại. Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.

2/  Thực hành:

docx 6 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22, Thứ ba - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22, Thứ ba - Năm học 2019-2020

Bài dạy Lớp 4 - Tuần 22, Thứ ba - Năm học 2019-2020
ất cần cho con người. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu.
- Hơn một trăm năm trước đây, nhà bác học Thô – mát  Ê – đi- xơn đã phát minh ra chiếc máy hát. Với chiếc máy này, lần đầu tiên âm thanh đã được ghi lại và phát ra. Ngày nay, người ta có thể ghi âm vào bang cát – xét, đĩa CD..
- Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,.. Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại. Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.
2/ Thực hành:
Em hãy nêu những âm thanh có ích trong cuộc sống?
-Tiếng gà gáy.
-
-
-
 b) Em hãy nêu những âm thanh có hại trong cuộc sống?
 -Tiếng cãi nhau ầm ĩ làm mọi người phải khó chịu.
 -
 -
 -
MÔN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
Câu 1:
Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:
a)   Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?
***Gợi ý:
Con xét xem mỗi bài văn đó đã miêu tả cây cối theo trình tự nào trong hai trình tự sau:
- Tả từng bộ phận của cây. 
- Tả từng thời kì phát triển của cây.
***Tham khảo:
-   Trong bài Sầu riêng, tác giả quan sát cây sầu riêng theo trình tự: xem xét hương vị của sầu riêng, quan sát hoa trái sầu riêng và cuối cùng là quan sát dáng vẻ của cây sầu riêng.
-   Trong bài Bãi ngô, tác giả quan sát cây ngô theo trình tự sau: sự phát triển của cây ngô từ lúc mới trồng đến lúc cây đã lớn, ra hoa, trổ bắp, kết hạt rồi ngô già tới mùa thu hoạch.
-   Trong bài Cây gạo, tác giả quan sát mùa cây gạo trổ hoa, rồi các cánh hoa rụng dần và cuối cùng những quả gạo xuất hiện cho tới lúc quả tách vỏ để các múi bông trắng nổ ra.
...của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi,...
Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con,...
Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
-  Các hình ảnh nhân hóa:
-  Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.
-  Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành...
Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên đây làm cho cách miêu tả trở nên sinh động hơn, giúp người đọc hình dung ra sự vật một cách cụ thể hơn và lời miêu tả cũng trở nên truyền cảm, hấp dẫn hợn.
Nói tóm lại, các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn hay hơn, có giá trị nghệ thuật cao hơn.
d)  Trong ba bài trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể.
***Gợi ý:
Con đọc kĩ và trả lời.
***Tham khảo:
-   Trong ba bài trên, bài Bãi ngô và bài Sầu riêng miêu tả một loài cây. Bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e)   Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cây cụ thể?
***Gợi ý:
Con đọc lại cả ba bài để tìm điểm giống và khác.
***Tham khảo:
-  Miêu tả một loài cây có điểm giống và cũng có điểm khác với miêu tả một cây cụ thể
-  Điểm giống nhau là: Khi tả một cây cụ thể cũng phải nắm vững thời điểm trổ bông, ra trái của các loài cây đó. Một cây cụ thể cũng mang đặc điểm của cả loài cây về hình dáng, kích thước, về màu lá, sắc hoa..
Điểm khác nhau là: Khi tả một loài cây thì người ta thường chú ý đến việc miêu tả giới thiệu sự phát triển của loài cây đó. Người ta cũng cần chú ý đến các đặc điếm chung và lợi ích mà loài cây đó mang lại.
Khi tả một cây cụ thể, người ta đặc biệt chú ý đến vị trí riêng biệt mà nó mọc, hình dáng cụ thể của nó và những nét riêng mà các cây khác cùng loài không hẳn có.
Câu 2:
 Quan sát một cây mà em thích:
***G

File đính kèm:

  • docxbai_day_lop_4_tuan_22_thu_ba_nam_hoc_2019_2020.docx