Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22

1. Tập đọc 
Nhà bác học và bà cụ: Ca ngợi nhà bác học Ê – đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 
Cái cầu: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. 
2. Luyện từ và câu 
a. MRVT: Sáng tạo. 
Trí thức là người lao động trí óc có trình độ cao.  
a) Chỉ trí thức : nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, nhà phát minh, kĩ sư, bác sĩ, dược sĩ, thầy giáo, cô giáo,... 
b) Chỉ hoạt động của trí thức : nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, chế thuốc chữa bệnh, dạy học, thiết kế nhà cửa,... 
b. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. 
+Câu văn là để diễn tả một sự việc hay nhiều sự việc một cách đầy đủ, có ý nghĩa. Cuối câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. 
+ Dấu phẩy dùng để tách các từ, cụm từ cùng chỉ sự vật hay hoạt động, trạng thái, đặc điểm. 
+ Dấu chấm hỏi để kết thúc câu có nội dung để hỏi.
pdf 5 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22

Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22
 hoa : P 
+ Đặc điểm: Chữ P cao 5 li (6 đường kẻ 
ngang) 
+Cấu tạo: gồm 2 nét: nét móc ngược 
trái và nét cong tròn có hai đầu uốn vào 
trong không đều nhau. 
+ Cách viết: 
- Đặt bút trên ĐK6, đưa bút sang trái, 
viết nét móc ngược trái như nét 1 của chữ 
B , dừng bút trên ĐK2. 
- Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên 
ĐK5, viết nét cong trên có hai đầu uốn vào 
trong, dừng bút ở giữa ĐK4 và ĐK5. 
4. Tập làm văn 
Nói viết về một người lao động trí óc. 
Gợi ý: 
a) Người đó là ai? Làm nghề gì? 
b) Người đó hằng ngày làm những việc gì? c) Người đó làm việc như thế nào? 
 Kiến thức cần nhớ 
 Họ và tên:  
Lớp: 3 
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 22 
I. ĐỌC HIỂU: Đọc bài văn dưới đây rồi khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng hoặc làm 
theo yêu cầu: 
MỘT NGÀY Ở ĐÊ BA 
Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương 
tan dần. Các chóp núi lần lượt hiện lên. Sương lượn lờ dưới các chân núi như những dải lụa 
mềm mại phất phơ trong gió. Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Làng mới định cư 
bừng lên trong nắng sớm. Những cảnh sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên 
ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nữ quây quần giặt giũ bên những giếng nước mới đào. Em 
nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các 
bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải. 
1. Đoạn văn tả cảnh Đê Ba vào thời gian nào? 
A. Buổi sáng sớm 
B. Buổi trưa 
C. Những thời điểm khác nhau trong ngày 
2. Đoạn văn miêu tả: 
A. Một cảnh đẹp nổi tiếng ở thành phố 
B. Một cảnh đẹp ở vùng ven biển 
C. Một cảnh đẹp ở vùng miền núi 
3. Chi tiết nào cho em biết câu trả lời ở câu 2? 
A. Sương phủ dày như nước biển. 
B. Các chóp núi lần lượt hiện lên. Cả thung lũng như một bức tranh. 
C. Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. 
4. Tìm trong bài và ghi lại một câu được viết theo mẫu: 
A. Ai – làm gì?: 
...........................................................................................ần lượt hiện lên. 
d. Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. 
7. Câu văn: “Sương lượn lờ dưới các chân núi như những dải lụa mềm mại phất phơ 
trong gió” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
A. So sánh 
B. Nhân hóa 
C. Cả hai đáp án trên 
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
Bài 1: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: 
a, Ở trạm y tế xã các bác sĩ đang kiểm tra sức khoẻ cho học sinh trường em. 
b, Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập. 
c, Trong bản mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương. 
d, Giữa đám lá to một búp xanh vươn lên. 
e, Tết đến hoa đào nở đỏ rực trong nhà. Vào những ngày đầu xuân trời ấm hơn. Trong 
vườn cây cối bắt đầu nảy lộc non. 
Bài 2: Nối từ ngữ chỉ người tri thức ( cột A ) và hoạt động phù hợp của họ ( cột B ) 
A B 
Thầy cô giáo Nghiên cứu khoa học 
Nhà bác học Sáng tác các tác phẩm văn 
học 
Bác sĩ Thiết kế, chế tạo máy móc 
Kĩ sư Dạy học sinh 
Nhà văn, nhà thơ Khám bệnh, chữa bệnh 
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 22 
I. ĐỌC HIỂU: 
1A 2C 3B 7A 
4. Tìm trong bài và ghi lại một câu được viết theo mẫu: 
A. Ai – làm gì?: Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim 
B. Ai- thế nào?: Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. 
5. Tìm trong bài và ghi lại: 
A. 5 từ chỉ sự vật: sương, đỉnh, chóp núi, phụ nữ, thanh niên 
B. 5 từ chỉ hoạt động: lượn lờ, gỡ, chụm, vui đùa, sửa soạn 
C. 5 từ chỉ đặc điểm: dày, mềm mại, mới, sớm, phất phơ 
6. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (Cái gì/ Con gì?), hai gạch dưới bộ 
phận trả lời câu hỏi thế nào? trong các câu sau: 
a. Sáng sớm, sương/phủ dày như nước biển. 
b. Đỉnh Đê Ba/ nổi lên như một hòn đảo. 
c. Các chóp núi/ lần lượt hiện lên. 
d. Làng mới định cư/ bừng lên trong nắng sớm. 
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
Bài 1: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: 
a. Ở trạm y tế xã, các bác sĩ đang kiểm tra sức khoẻ cho học sinh trường em. 
b. Trên bến cảng, tàu thuyền ra vào tấp nập. 
c. Trong bản, mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương. 
d. Giữa đám

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_22.pdf