Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 2)

2. Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu) :

Mẫu : Viết số : 5400 ; đọc số : năm nghìn bốn trăm.

a. Viết số : 9100 ; đọc số : ..........................................................................................

b. Viết số : ………… ; đọc số : ba nghìn hai trăm mười.

c. Viết số : 6034 ; đọc số : ..........................................................................................

d. Viết số : ………… ; đọc số : hai nghìn không trăm linh tư.

e. Viết số : 1001 ; đọc số : ..........................................................................................

g. Viết số : 2030 ; đọc số : ..........................................................................................

docx 7 trang comai 13/04/2023 6860
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 2)

Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 2)
) 77 x 9
i) 201 x 4
k) 106 x 5
l) 480 : 8
m) 562 : 7
n) 243 : 6
4. Nối mỗi biểu thức với giá trị của nó :
5. Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm :
a) 3m 50cm  3m 45cm
b) 2m 40cm  240cm
c) 8m 8cm  8m 80cm
d) 5m 75cm  5m 80cm
e) 7m 2cm  702cm
g) 9m 90cm  909cm.
6. Tính (theo mẫu) :
Gấp 13 lên 2 lần rồi thêm 19
13 ⨯ 2 = 26
26 + 19 = 45
Gấp 24 lên 4 lần rồi bớt 47
.
Giảm 35 đi 7 lần rồi thêm 28
.
Giảm 48 đi 6 lần rồi bớt 2
.
 7. Đồng hồ chỉ mấy giờ?
8. Giải bài toán:
Có một đàn gà, trong đó có 14 con gà trống và số gà mái gấp 4 lần số gà trống. Hỏi đàn gà đó có bao nhiêu con?
Bài giải
9. Giải bài toán:
Lớp 3A có 28 học sinh, số học sinh lớp 3B nhiều hơn số học sinh lớp 3A là 3 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh ?
Bài giải
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3
I. ĐỌC HIỂU:
Bài 1. Tình bạn
Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
- Cứu tôi với!
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
(Theo Mẹ kể con nghe)
 Câu hỏi:
Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?
Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân?
 3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?
Bài 2. Con sông quê hương
Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái ti...Dòng sông Hồng được so sánh với sự vật nào?
2. Từ chúng trong câu “Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ”, chỉ ai/ vật nào?
3. Trong những cơn mưa mùa hè, dòng sông biến đổi như thế nào?
BÀI 3. NAI TẮM SUỐI
          Những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió, bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một nơi khuất nẻo nào đó bên bờ suối, nơi quê hương của hươu nai thì bạn sẽ nhìn thấy đàn nai xuống suối.
          Một con đầu đàn, cũng có thể là con dũng cảm nhất, mắt ngơ ngác nhìn từ phía sau, vừa đi vừa ngửi đất, lò dò từng bước một từ lưng sườn núi giữa rừng đi xuống suối. Khi con đầu đàn đi xuống khe nước được an toàn. Nó liền kêu lên những tiếng man dại, con người rất khó bắt chước. Lập tức cả đàn đi nhanh xuống suối.
          Xuống đến suối, việc đầu tiên là chúng uống một bụng nước thật hả hê. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. Sau đó cả đàn từ từ lội xuống giữa suối. Bao giờ nước vừa xâm xấp chớm đến bụng thì chúng dừng lại. Những con nai con đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng. Nai đứng giữa nước như vậy người miền núi gọi là nai tắm suối. Chúng đứng rất lâu, nếu xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Cho đến khi chúng thấy mát lạnh mới lên bờ. Cảm thấy khoan khoái vì mát mẻ, chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau.
                                                                   (Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang)
Câu hỏi:
1. Nai thường tắm suối khi nào?
2. Khi con nai đầu đàn muốn gọi cả đàn xuống suối, nó làm gì?
3. Việc đầu tiên chúng làm khi xuống suối là gì?
Bài 4. Hãy tập thể dục
Sức khỏe rất cần thiết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Bác Hồ đã nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe".
Có sức khỏe, con người mới vui sống, học hành, công tác, chiến đấu tốt. Vì vậy, Bác thường khu...g thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu. 
 (Thế giới cây xanh)
2. CHIẾC ÁO RÁCH
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước.
3. HÃY CAN ĐẢM LÊN
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.
4. HÃY TẬP THỂ DỤC
Sức khỏe rất cần thiết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Bác Hồ đã nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe".
5. CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
Ôi dòng sông! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.
Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi
 tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân.
Nguồn: Giáo dục
III. BÀI TẬP
1. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau:
Người nhát nhát
Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố lúc về cậu bé nói với mẹ :
- Mẹ ạ bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
Mẹ ngạc nhiên :
- Sao con lại nói thế ?
Cậu bé trả lòi :
- Vì mỗi khi sang đường thì bà lại nắm chặt lấy tay con
2. Tìm các hình ảnh so sánh tro

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_toan_va_tieng_viet_lop_3_phan_2.docx