5 Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: 5 Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3+4 - Năm học 2019-2020

ĐỀ ÔN TOÁN, TIẾNG VIỆT TUẦN 3, 4 THÁNG 3/2020 LỚP 4 Môn: Tiếng Việt (Phiếu số 1) A. Đọc thầm văn bản sau: Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị!- Bố tôi lên tiếng trước.- Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả.- Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.” Bích Thủy B. Dựa vào nội dung văn bản trên, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu. Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may nào? a. Bị tật ở chân. b. Bị ốm nặng. c. Bị khiếm thị. Câu 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán. b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu. c. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. Câu 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó? a. Vì ông không có thời gian. b. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Vì ông ngại xuất hiện. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. b. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. c. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật. Câu 5. Bài đọc trên có .. câu hỏi. Hãy ghi lại các câu hỏi đó: Câu 6. Ghi lại 4 từ láy có trong bài đọc trên. Câu 7. Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT) cho những từ được gạch chân trong câu sau: Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”. Câu 8. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong các câu sau: a) Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng. b) Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy kéo đến, vây quanh chiếc xe sang trọng. c) Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt. d) Đôi chân Giêm-mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Câu 9: Với mỗi ô trống, hãy cho ví dụ về các cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi tính từ sau: Cách thể hiện tươi mới nhỏ xanh mức độ Tạo ra các ......................... ......................... ......................... ......................... từ láy ........................ ........................ ........................ ........................ Tạo ra các ......................... ......................... ......................... ......................... từ ghép ........................ ........................ ........................ ........................ Thêm các từ ......................... ......................... ......................... ......................... rất, quá, lắm... ........................ ........................ ........................ ........................ Tạo ra phép ......................... ......................... ......................... ......................... so sánh ........................ ........................ ........................ ........................ Trường TH Thọ Nghiệp Thứ năm ngày .. tháng 3 năm 2020 Họ và tên:......................................... BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Lớp: 4...... (PHIẾU SỐ 2) I. Đọc thầm văn bản sau: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình, Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Khi nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo II. Dựa vào nội dung văn bản vừa đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi: Câu 1: Bạn Nết là một cô bé thế nào? a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi b. Được sinh ra trong một gia đình khó khăn nên không được đi học c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Câu 2: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết? a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về. b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. Câu 3: Cô giáo đã làm gì để giúp bạn Nết? a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn và nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai Câu 4: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 5: Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về bạn Nết. ....................................................................................................................................... Câu 6: Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT) cho các từ được gạch chân trong câu văn sau: Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. .. Câu 7: Dấu hai chấm trong câu: “Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...” dùng để làm gì? ...................................................................................................................................... Câu 8: Câu tục ngữ nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện về bạn Nết? a. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn b. Có công mài sắt, có ngày nên kim c. Cái nết đánh chết cái đẹp Câu 9: Em hãy ghi lại các từ láy có trong bài đọc. ..................................................................................................................................... Câu 10: Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của các câu văn sau đây: a) Khi nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. b) Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. c) Mỗi tuần, vào ba buổi tối, cô dạy Nết học. d) Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. e) Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Câu 11: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em hãy đặt một câu hỏi đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................ Trường TH Thọ Nghiệp Thứ tư ngày tháng 3 năm 2020 Họ và tên:......................................... BÀI ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Lớp: 4...... (Phiếu số 3) Bài 1: a) Điền vào chỗ chấm: ch hay tr? ..ăm .út ..âu đọc .uyện ân ..ính nắng. ..ang ..ang ....ấu ..ông nom ..âu bò kể ..uyện ...ân thật . ang sách b) Điền vào chỗ chấm: r; d hoặc gi? ..ỗ .ành che ấu u .ương ân ..ã . ..õ ..àng ..ận .ỗi đánh ..ấu .óng ả ..ục .. ã mưa. ầm .ề Bài 2: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a) . mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con. b) ......................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em. c) Trong chuồng, ..............kêu “chiêm chiếp”, ..........................kêu “ cục tác”, .................................thì cất tiếng gáy vang. Bài 3: Hoàn chỉnh các câu ca dao sau: a) Ai ơi ...........bát cơm đầy b) Gió đưa cành trúc la đà Dẻo thơm một hạt,.......................muôn phần Tiếng chuông , canh gà Thọ Xương Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Mịt mù khói tỏa màn . Bao nhiêu...........đất, tấc............bấy nhiêu Nhịp .. Yên Thái, mặt gương .. Bài 4: Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của các câu dưới đây: a) Ăn cơm xong, vào khoảng 8 giờ, chúng tôi vui vẻ trò chuyện. b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh chưng, trò chuyện đến sáng. .. c) Thỉnh thoảng, tiếng gáy của những chú gà rừng làm chúng tôi giật mình. .. d) Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng. .. e) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. g) Lũ trẻ mục đồng vội vàng lùa đàn bò ra đồng. h) Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau của mọi người khiến làng quê sôi động hẳn lên. i) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là nguồn nước cho cả vùng đồng bằng Nam Bộ. .. Trường TH Thọ Nghiệp Thứ ba ngày ... tháng 3 năm 2020 Họ và tên: PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT SỐ 4 Lớp: 4 . * Đọc thầm câu chuyện sau: CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, chị Võ Thị Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì, chị đều hoàn thành tốt. Một hôm, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, chị Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói, mỉm cười, nhìn trời xanh bao la và cất cao giọng hát. Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ giặc: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn” rồi sau đó là một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Tấm gương dũng cảm của chị còn mãi với non sông, đất nước. (Trích Cẩm nang đội viên) * Dựa vào nội dung của câu chuyện trên, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Chị Võ Thị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? A. Mười bốn tuổi. B. Mười ba tuổi. C. Mười hai tuổi. Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? A. Ở đảo Phú Quý. B. Ở Côn Đảo. C. Ở đảo Trường Sa. Câu 3: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm trong hoàn cảnh nào? A. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng. B. Trong lúc chị theo anh trai đi hoạt động cách mạng. C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc. Câu 4: Khi đối diện với cái chết, thái độ của chị Sáu như thế nào? A. Bình tĩnh, ung dung. B. Bất khuất, kiên cường. C. Buồn rầu, sợ hãi. Câu 5: Em hãy ghi lại các danh từ riêng có trong bài đọc. . .
File đính kèm:
5_bai_tap_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2.doc