3 Đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020

doc 10 trang Lục Kiêu 17/04/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 3 Đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020

3 Đề ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020
Họ và tên: 
 Lớp: ..
 Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2020
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN : ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bốn nghìn bốn trăm linh một được viết là:
A. 411 B. 4040 C. 4401 D. 4001
Câu 2: Hai số lần lượt được điền vào ô trống là:
A. 25; 30 B. 11; 6 C. 6; 11 D. 35; 40
Câu 3: Số nhỏ nhất có 4 chữ số là: 
A. 1011 B. 1001 C. 1000 D. 1111 
Câu 4: Lớp trưởng chỉ huy cả lớp xếp hàng. Cả lớp xếp được 4 hàng, mỗi hàng có 7 
bạn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh? 
A. 29 học sinh. B. 32 học sinh. C. 30 học sinh. D. 28 học sinh. 
Câu 5: Chu vi của hình chữ nhật bên là
 4cm
A. 12cm B. 7cm C.14 cm D.16 cm 
 3cm
Câu 6: Tìm số trừ biết số bị trừ là 45 và hiệu là 18? Số trừ là: 
A. 37 B. 27 C. 53 D. 63 
Câu 7: Bốn số nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé?
A.5872; 5728; 5278; 5287 B.5782; 5827; 5287; 5278
C.7852; 7582; 7285; 7258 D.7258; 7285; 7582; 7852
Câu 8: Kết quả của phép tính 8704 - 352 là:
 1 A.8352 B. 8452 C. 7352 D 7452
Câu 9: 360g x 9 = . g, số được điền vào chỗ là:
A. 3140 B. 3140g C. 3240 D. 3240g
Câu 10: Hương cao 130 cm, có nghĩa là Hương cao: 
A. 1 m 30 cm B. 1 m 30 dm C. 1 m 20 cm D. 130 dm 
II. Tự luận
Câu 1: Đặt tính rồi tính
a) 5374 + 321 b) 4376 - 138 c) 357 x 7 d) 840 : 6
Câu 2: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
a) 420g + 28g 480g c) 120g 180g – 30g
b) 545g - 47g 367g d) 270g x 2 540g
Câu 3: Một cửa hàng có 180kg gạo, đã bán 75kg gạo. Số gạo còn lại chia đều vào 7 
túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo?
 Bài giải
Câu 4:Tìm một số biết rằng lấy số đó trừ đi 34 thì bằng 43 cộng với 58.
 2 Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2020
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT : ĐỀ SỐ 1
I – Bài tập về đọc hiểu
 Thử tài
 Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, 
bảo : “ Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ 
thưởng”.
 Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, 
cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa 
tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn 
thử tài lần nữa.
 Lần này, vui sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo : 
“Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”.
 Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm 
ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút 
đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.
 Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường 
học để nuôi dạy thành tài.
 ( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao )
Khoanh vào đáp án đúng
1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ?
a- Lấy tre khô bện một sợi dây thừng b- Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng
 c- Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng
2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ?
a- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô
b- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô
c- Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ?
 3 a- Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn b- Ca ngợi cậu bé chăm chỉ
 c- Ca ngợi cậu bé thông minh
4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ?
a- Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó
b- Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn
c- Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu
Bài 1. Điền vào chỗ trống :
a) l hoặc n
Anh ta eo ên ưng chim. Chim đập cánh ba ần mới ên ổi.
b) an hoặc ang
Trời nắng ch .ch . Tiếng tu hú gần xa r .r .
Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự 
vật bằng 2 gạch.
 Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm 
đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh 
hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 
Bài 3. Đặt câu với mỗi từ sau:
- chăm chỉ:
- thông minh:
- nhanh nhẹn: 
- ham học:
 4 Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2020
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN: ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Số gồm: chín nghìn, chín chục được viết là:
A. 9990 B. 9900 C.9090 D.9009
Câu 2: Số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau là là: 
A. 1011 B. 1001 C. 1000 D. 1023 
Câu 3: Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là:
A. 9999 B. 9012 C. 9876 D. 9123
Câu 4: 17m 3cm = . cm
A. 137 B. 173 C. 1730 D. 1703
Câu 5: Một buổi tập văn nghệ có 5 bạn nam, số bạn nữ gấp 3 lần số bạn nam. Hỏi 
có tất cả bao nhiêu bạn tham gia tập văn nghệ? 
A. 8 B. 20 C. 24 D. 1
Câu 6: 1/6 của 1 giờ là bao nhiêu phút?
A. 6 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 20 phút
Câu 7: Chu vi hình vuông là 20m. Cạnh của hình vuông đó là:
A. 80m B. 5m C . 4m D. 16m
Câu 8: Một gia đình nuôi 100 con gà, ngan và vịt. Trong đó có 21 con gà. Số vịt 
nhiều gấp 3 lần số gà, còn lại là ngan. Hỏi gia đình đó nuôi bao nhiêu con ngan? 
A. 63 con B. 79 con C. 37 con D. 16 con
Câu 9: Có 3 hộp bánh, mỗi hộp có 4 gói bánh, mỗi gói có 6 cái bánh. Hỏi tất cả có 
bao nhiêu cái bánh? 
A. 13 cái B. 48 cái C. 72 cái D. 18 cái 
Câu 10: Tìm số dư của phép chia: 29 : 6 
A. 3 B. 1 C. 2 D. 5 
II. Tự luận
Câu 1: Viết các số sau:
 a. Tám nghìn bẩy trăm linh hai: c. 4 nghìn, 9 chục: ..
 b. 2 nghìn, 8 trăm, 6 đơn vị: .. d. 6 nghìn 5 trăm: .
 5 Câu 2: Đặt tính rồi tính
a) 805 + 6478 b) 3329 – 1678 c) 1405 x 6 d) 324 : 3
 .
Câu 3: Minh có một quyển sách dày 135 trang. Mỗi ngày Minh chỉ đọc được 9 
trang. Hỏi Minh đọc xong quyển sách đó trong mấy ngày?
 Bài giải
. 
 .
 .. 
 .
 . 
Câu 4: Một tủ sách có 8 ngăn, mỗi ngăn có 102 quyển. Hôm nay cô thủ thư cho 
mượn số sách trong tủ. Hỏi cô đã cho mượn bao nhiêu quyển sách ?
 Bài giải
. 
 .
 .. 
 .
 . 
Câu 5. Số cần điền vào vị trí của dấu ? là: ..
 6 Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2020
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT: ĐỀ SỐ 2
I – Bài tập về đọc hiểu
 Màu hoa
Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:
– Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?
– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như 
đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở 
những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi 
cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với 
bạn là một mà thôi.
Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:
– Ừ, hai chúng mình là một.
Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.
– Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn 
sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu 
những giọt máu chảy trong thân thể bạn Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng 
bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng Cô bé ơi, đó là tôi đấy!
Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.
 (Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé?
a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.
b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.
c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những 
tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.
Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng?
a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.
b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.
c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.
d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.
Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa?
a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.
b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.
Câu 4: Bài văn nói lên điều gì?
 7 a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm. b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.
 c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.
Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong 
thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu
Câu 1: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì?
a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
Câu 2: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu 
hỏi nào?
a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao?
 Câu 3: Câu “Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.” được viết theo mẫu câu nào?
 a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào ?
 Câu 4. Từ nào dưới đây là từ chỉ trạng thái?
 a. đùa giỡn b. rực rỡ c. vui sướng
 Câu 5: Từ nào trái nghĩa với từ “ chăm chỉ”?
 A.Cần cù. B. Chuyên cần. C. Lười biếng.
Câu 6: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.
a) Màu của hoa đào như 
b) Hoa đào nở như 
c) Màu của hoa hồng như 
Câu 7: Tìm các từ:
 Gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau:
- Màu hơi trắng: 
- Cùng nghĩa với siêng năng : 
- Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió: 
Câu 8: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.
Mùa thu (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ 
(2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng (3) những tia nắng thu vàng như 
những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời (4) cây cỏ (5) mùa thu thật là đẹp!
 8 Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2020
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN: ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các số: 2078, 2075, 2090, 2100, 2099, 2109, 3000. Số lớn nhất là:
A. 2099 B. 3000 C. 2075 D. 2090
Câu 2: Ngày 25 tháng 8 là ngày thứ 7. Ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày thứ:
A. Thứ sáu B. Thứ bảy C. Chủ nhật D. Thứ hai
Câu 3: Kết quả của phép tính: 4509 – 245 = .
A. 4263 B. 4264 C. 4265 D. 4266
Câu 4: Bể thứ nhất chứa được 4827 lít nước. Bể thứ hai chứa được 2634 lít nước. 
Cả hai bể chứa là: 
A. 8461 B. 9361 C. 8961 D. 7461 
Câu 5: Em có 15 viên bi, em chia cho mỗi bạn 2 viên bi. Sau khi chia xong kết quả 
số bạn được chia là: 
A. 8 bạn, còn thừa 1 viên B. 7 bạn, còn thừa 1 viên 
C. 7 bạn D. 8 bạn 
Câu 6: Số lẻ liền sau số 2007 là: 
A. 2008 B. 2009 C. 2017 D. 2005 
Câu 7: Số 2434 đọc là: 
A. Hai nghìn ba trăm bốn mươi tư. B. Hai nghìn bốn trăm ba mươi tư. 
C. Bốn nghìn hai trăm ba mươi tư. D. Bốn trăm ba mươi tư. 
Câu 8: 1 hm = m. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
A. 100 B. 1 C. 10 D. 1000 
Câu 9: Chữ số 5 ở số 5678 thuộc hàng nào? 
 A. Hàng nghìn B. Hàng đơn vị C. Hàng chục D. Hàng trăm 
Câu 10: Tìm x, biết: 182 : x = 7 
 A. 24 B. 175 C. 26 D. 1274 
II. Tự luận
Câu 1: Đặt tính rồi tính
 9 a) 4823 + 5236 b) 9645 – 2345 c) 192 x 5 d) 876 : 5
 .
Câu 2: Tính giá trị của biểu thức:
a) 38 + 42: 6 b) 684: 3 x 2
c) 139 – (45 + 25) c) 28 x 3: 7
Câu 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 1725 cm, chiều rộng bằng 1 chiều dài. Tính 
 5
chu vi hình chữ nhật đó? 
 Bài giải
. 
 .
 .. 
 .
 . 
Câu 4: Lan rót 323 l nước vào các can 3 lít. Hỏi Lan cần ít nhất bao nhiêu can để 
rót đủ số nước đó? 
 Bài giải
. 
 .
 .. 
 .
 . 
 10

File đính kèm:

  • doc3_de_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020.doc