3 Đề ôn tập kiến thức môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020

doc 11 trang Lục Kiêu 17/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề ôn tập kiến thức môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 3 Đề ôn tập kiến thức môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020

3 Đề ôn tập kiến thức môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020
 Họ và tên: 
 Lớp: ..
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN : ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Số gồm 3 đơn vị , 7trăm , 8 chục và 2 nghìn là:
 a. 3782 b. 7382 c. 3782 d. 2783
Câu 2: Hình chữ nhật có chu vi là 24cm,chiều dài là 8cm.Hỏi chiều rộng dài bao 
nhiêu xăng-ti-mét ? 
A. 32 cm. B: 12 cm. C. 4 cm. D. 192 cm
Câu 3: Hình bên có góc vuông: 
A. 4 B. 5 C. 8 D. 6
Câu 4: Trong các số 24,51,62,77 số chia cho 5 có số dư lớn nhất là số nào? 
A. 24 B. 51 C. 62 D. 77 
Câu 5: Trên 1 đĩa cân ta đặt 3 quả cân loại 500g; 200g; 100g. Trên đĩa kia người ta 
đặt 4 quả táo thì cân thăng bằng. Hỏi 4 quả táo đó nặng bao nhiêu gam ?
A. 500g B.800g C.600g D. 700g.
Câu 6: Tuổi mẹ là 36 tuổi, Tuổi con bằng 1/4 tuổi mẹ. Hỏi con bao nhiêu tuổi?
A. 6 tuổi B. 7 tuổi C. 8 tuổi D. 9 tuổi
Câu 7: Một đàn gà có 14 con, người ta nhốt mỗi lồng 4 con. Hỏi cần có ít nhất bao 
nhiêu cái lồng để nhốt gà?
A. 3 cái B. 4 cái C. 5 cái D. 6 cái
II. Tự luận
Câu 1: Đặt tính rồi tính 2019 + 2734 1372 - 448 301x 9 1499: 3
 .
Câu 2: Tính giá trị biểu thức
a. 758 - 277 + 2215 ; b. 871 – 106 x 3 ; c. 3291 + ( 633 – 180)
Câu 3. Điền dấu > < = vào ô chấm
 6m 4cm .7m 7m 12cm ..721cm 5km 23m ..523m
 46cm .5dm 1giờ 55 phút 3giờ 2 giờ 60phút
Câu 4. Trên xe buýt có 45 người.Tới bến thứ nhất có thêm 9 người lên xe.Tới bến 
thứ hai có 17 người xuống xe. Hỏi trên xe còn bao nhiêu người?
 Bài giải
Câu 5. Một quyển sách truyện dày 128 trang. An đã đọc được 1/4 số trang đó. Hỏi 
còn bao nhiêu trang nữa mà An chưa đọc?
 Bài giải
 ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT : ĐỀ SỐ 1
I – Bài tập về đọc hiểu
 Những bông hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh 
mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn 
Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay 
mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân 
quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.
Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một 
khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay 
của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống 
biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng 
làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm 
những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy 
bay. Con thấy toàn hoa là hoa!
 (Trần Nhật Thu)
Khoanh vào đáp án đúng
Câu 1: Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi?
a. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai.
b. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai.
c. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để 
kìm bớt xúc động.
Câu 2: Câu chuyện của các cụ già kể vể điều gì?
a. về nguồn gốc của những bông hoa tím.
b. Kể về việc cô Mai chiến đấu bắn máy bay địch và việc cô đã hi sinh anh dũng như thế 
nào.
c. Kể về việc chiếc máy bay địch bốc cháy.
Câu 3: Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người?
a. Vì mùi hương đó nhắc mọi người nhớ đến cô Mai, người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc 
sống hoà bình của dân làng.
b. Vì hoa tím có mùi hương rất nồng.
c. Vì hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận.
Câu 4: Vì sao câu chuyện về cô Mai có tên là "Những bông hoa tím"?
a. Vì cô Mai thích hoa tím. b. Vì hoa tím tượng trưng cho sự chung thuỷ.
c. Vì hoa tím mọc lên nơi ngực cô Mai tì xuống để bắn máy bay giặc.
Câu 5: Chi tiết "nơi cồn cát sau làng mọc toàn hoa tím" gợi cho em cảm nghĩ gì?
 .
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu
Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.
Câu chuyện "Những bông hoa tím" kể về... (1) và... (2) của một nữ... (3). Chuyện kể 
rằng: trong cuộc kháng chiến... (4), tại một làng chài nhỏ ven biển có một cô ...(5) tên là 
Nguyễn Thị Mai. Với một... (6), cô đã... (7) bắn rơi máy bay địch và đă hi sinh... (8).
(chiến công, anh dũng, liệt sĩ, dân quân, sự hi sinh, khẩu súng trường, chống Mĩ cứu 
nước, chiến đấu)
Câu 2: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau:
a) Chiều nào cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng tì ngực trên nền cát 
trắng đón đường bay của địch.
b) Dân làng luôn nhớ đến cô tự hào về cô họ nâng niu những bông hoa tím.
Câu 3: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải.
a) Những cánh cò trắng 1. sừng sững
b) Cây đa thân thuộc 2. bồng bềnh
c) Con đò nhỏ 3. lăn tăn
d) Những con sóng nhỏ 4. dập dờn
Câu 4: Câu văn nào có sử dụng nhân hoá?
A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa.
B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa.
C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa.
D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông.
E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.
G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước. ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN: ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chữ số 4 trong số 6846 có giá trị là bao nhiêu ?
 A . 4 B. 40 C. 400 D. 840
Câu 2:Trong phép chia cho 9, số dư lớn nhất có thể được là số nào? 
A. 10 B. 8 C. 7 D. 1 
Câu 3: 9m 6dm = cm:
A. 9600cm B. 96cm C. 906cm D. 960cm
Câu 4: Chu vi hình vuông là 96cm, cạnh của hình vuông là
A. 86cm B. 43cm C. 128cm D. 24cm
Câu 5 : Ngày 28 tháng 4 là thứ sáu. Ngày 4 tháng 5 là thứ mấy?
A. Thứ tư B. Thứ sáu C. Thứ năm D. Chủ nhật 
Câu 6. x : 7 = 418 + 432. Giá trị của x là:
 A. 5850 B. 5950 C. 6050 D. 59058
Câu 7: Hình bên có bao nhiêu góc vuông?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
A. 4 giờ 40 phút B. 8 giờ 20 phút C.4 giờ 8 phút D. 8 giờ 4 phút
II. Tự luận
Câu 1. Viết lại các bảng nhân 2,3,4,5
 .
 .
Câu 2. Tìm x
a) X + 7839 = 16784 b) 5 x X = 2475 c) X : 1245 = 9 
Câu 3. Một trại nuôi gà có 438 con. Người ta đã tiêm phòng 1/6 số gà đó. Hỏi còn 
bao nhiêu con gà chưa tiêm phòng?
 Bài giải
. 
 .
 .. 
 .
 . 
Câu 4. Tính tổng của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số bé nhất có 3 chữ số 
khác nhau.
. 
 .
 .. 
 .
 . ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT: ĐỀ SỐ 2
I – Bài tập về đọc hiểu
 Cục tẩy
Một hôm, trong giờ kiểm tra Toán, sau khi chép xong đề bài, Tùng bắt đầu làm bài. Ba 
bài đầu cậu làm đúng, đến bài thứ tư thì sai. Khi phát hiện bài làm sai, Tùng đã bật khóc. 
Thầy giáo nhẹ nhàng đi đến bên Tùng, đưa cho cậu một cục tẩy và nói:
- Đây là cục tẩy của thầy. Nó đã bị mòn đi nhiều vì thầy cũng đã phạm nhiều lỗi. Mỗi 
lần làm sai, thầy dùng cục tẩy này xóa chỗ sai và làm lại. Em hãy thử làm như vậy xem!
Sau khi tẩy lỗi, làm bài lại, Tùng trả thầy cục tẩy. Thầy bảo:
- Thầy tặng em cục tẩy này. Nó sẽ giúp em luôn nhớ rằng ai cũng có lúc làm sai. Điều 
quan trọng là biết nhận ra và sửa chữa những chỗ sai đó.
Tùng đã giữ gìn cục tẩy rất cẩn thận.
Nhiều năm sau đó, cậu bé nhút nhát ngày nào đã trở thành một doanh nhân thành đạt.
 (Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Khi phát hiện mình làm bài sai, Tùng đã làm gì?
a. Ngồi im suy nghĩ xem nên làm gì? b. Bật khóc vì sợ.
c. Bình tĩnh chữa bài. d. Mượn cục tẩy của thầy.
Câu 2. Thầy giáo đã làm gì giúp Tùng?
a. Đưa cho Tùng cục tẩy, bảo Tùng xóa chỗ sai và làm lại
b. Khuyên Tùng lần sau nên đọc kĩ đề để không làm bài sai.
c. Khuyên Tùng không nên quá lo lắng, lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
d. Kể chuyện thầy cũng bị sai nhiều lần.
Câu 3: Thầy giáo muốn Tùng hiểu điều gì?
a. Không cần quá lo lắng khi mình làm sai vì ai cũng có lúc như vậy.
b. Cục tẩy rất cần thiết vì nó giúp ta chữa các lỗi sai.
c. Ai cũng có lúc làm sai, điều quan trọng là phải biết nhận ra và sửa chữa những chỗ sai 
đó.
d. Cần giúp đỡ nhau khi người khác gặp khó khăn.
Câu 4. Theo em, điều gì khiến Tùng nhiều năm sau trở thành trở thành doanh 
nhân thành đạt?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu
Câu 1. Điền vào chỗ trống : a, ao hay oao?
 Ngọt ng .; mèo kêu ng ng ; ng ..ngán
 b, an hay ang?
 Th ..vãn; thuốc th ; mỏ th ; cầu th ..
 Câu 2. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”, gạch 2 gạch 
 dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Thế nào?”
 a) Nước hồ mùa thu trong vắt. 
 b) Trời cuối đông lạnh buốt. 
 c) Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
 Câu 3.Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu câu. Em viết lại đoạn 
 văn cho đúng chính tả sau khi đặt dấu câu vào chỗ thích hợp:
 Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ 
 quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và 
 chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi.
 ..............................................................................................................................................
 ..............................................................................................................................................
 ..............................................................................................................................................
 ..............................................................................................................................................
 ..............................................................................................................................................
 ..............................................................................................................................................
 Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:
 a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù 
 Đổng
 b. Châu Chấu và Giun Đất đến gặp bác Kiến để biết ngày như thế nào là đẹp nhất.
 c. Tháng Giêng, quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên.
d. Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua. ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN: ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chữ số 6 trong số 602 có giá trị là:
A. 6 B. 60 C. 62 D. 600
Câu 2: Số dư của phép chia 29 chia cho 4 là:
A. 2 B. 1 C. 0 D. 4
Câu 3: Cho x – 20 = 32: 8 Giá trị của x là:
A. 24 B. 20 C. 6 D. 15
Câu 4: Bao gạo 45 kg cân nặng gấp số lần bao gạo 5kg là:
A. 9 lần B. 9 C. 8 lần
Câu 5: Hùng có 2 hộp phấn, mỗi hộp có 20 viên. Hùng lấy 10 viên ở hộp thứ nhất 
bỏ vào hộp thứ hai thì số viên phấn hộp thứ hai gấp mấy lần số viên phấn hộp thứ 
nhất?
A. 30 lần B. 10 lần C. 3 lần D. 2 lần
Câu 6: Lan đi từ nhà lúc 7 giờ kém 10 phút. Lan đến trường lúc 7 giờ 5 phút. Hỏi 
Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
A. 10 phút B. 5 phút C. 15 phút D. 7 giờ 5 phút
Câu 7: Gấp số 80 lên 4 lần rồi thêm 6, biểu thức đó được viết là:
A. 80 : 4 + 6 B. 80 + 4 + 6 C. 80 x 4 - 6 D. 80 x 4 + 6
Câu 8: Một hình chữ nhật có chiều dài 25cm chiều rộng 20cm. Chu vi hình chữ nhật là:
A. 45cm B. 90 C. 100cm D. 90cm
Câu 9: Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 8hm 4dam = dam là:
A. 804 B. 84 C. 408 D. 840
Câu 10: Số dư của phép chia 26 chia cho 4 là:
A. 2 B. 1 C. 0 D. 4
II. Tự luận
Câu 1. Viết bảng chia 2, 3, 4, 5 
 .

File đính kèm:

  • doc3_de_on_tap_kien_thuc_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2019.doc