Thiết kế bài dạy học kì 1 lớp 5 - Tuần 8 Năm học 2020-2021 - Lê Thị Phương Mai - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

                     - HS cả lớp làm được bài 1,2.

2. Kĩ năng: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

3. Thái độ: Yêu thích học toán

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng   

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

doc 49 trang comai 19/04/2023 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy học kì 1 lớp 5 - Tuần 8 Năm học 2020-2021 - Lê Thị Phương Mai - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế bài dạy học kì 1 lớp 5 - Tuần 8 Năm học 2020-2021 - Lê Thị Phương Mai - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Thiết kế bài dạy học kì 1 lớp 5 - Tuần 8 Năm học 2020-2021 - Lê Thị Phương Mai - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
ện tập văn tả cảnh
6
HĐTN
4
Hồ sơ tiểu học của tôi (Tiết 4)
7
HĐTT
Văn hóa giao thông (Bài 5)
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
 - HS cả lớp làm được bài 1,2.
2. Kĩ năng: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
3. Thái độ: Yêu thích học toán
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: chuyển các STP sau thành hỗn số:
3,12 4,3 54,07 17,544 1,2 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn thi nối tiếp nhau, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
* Mục tiêu: - Biết khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Cách tiến hành:
Ví dụ
- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :
9dm = ...cm
9dm = ....m 90cm = ...m
- GV nhận xét kết quả điền số của HS sau đó nêu tiếp yêu cầu: Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết quả so sánh của em?
- GV nhận xét ý kiến của HS và kết luận:
Ta có : 9dm = 90cm 
 Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m
 Nên 0,9m = 0,90 m
- Biết 0,9m = 0,90m
- Em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
* Nhận xét 1
- Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.
*... GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả
- GV có thể giúp đỡ HS còn khó khăn
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả.
7,800 = 7,8; 64,9000 = 64,9; 
3,0400 = 3,04 200,300 = 2001,3; 
35,0200 = 35,02: 100,000 = 100
- 1 HS (M3,4) nêu.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a. 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b. 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
- HS làm bài, báo cáo kết quả
- Các bạn Lan và Mỹ viết đúng
- Bạn Hùng viết sai
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Viết thành số có 3 chữ số ở phần thập phân:
 7,5 =  2,1 =  4,36 = 
 60,3 =  1,04 =  72 = 
- HS nghe và thực hiện
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
3.Thái độ: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức BVMT 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 - HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi...Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:( 5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện", mỗi em đọc nối tiếp 1 câu thơ trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”, bạn nào đọc sai thì thua cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
-HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đ...ng lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?
- Bài văn cho ta thấy gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm sau đó báo cáo kết quả:
+ Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
+ Nhờ những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cách đọc. 
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- HS nghe
- HS nghe
- HS cá nhân.
- HS đọc trong nhóm.
- 3 HS thi đọc.
- HS nhận xét
5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Rừng xanh mang lại lợi ích gì cho con người ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
- Rừng xanh đem lại nhiều lợi ích cho con người: điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, cung cấp nhiều loại lâm sản quý... Cần bảo vệ, chăm sóc và trồng cây gây rừng.
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
Địa lí
DÂN SỐ NƯỚC TA

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_hoc_ki_1_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_le.doc