SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Giáo dục thể chất Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Giáo dục thể chất Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Giáo dục thể chất Lớp 1

1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng TVNV Khoa học & Công nghệ thành phố Tam Điệp Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học GDTC lớp 1”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/4/2022 I . Mô tả bản chất của sáng kiến Phát triển hài hoà và toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh, trong đó có năng lực thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Giáo dục. Theo đó, Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17-6-2016 phê duyệt Đề án tổng thể Phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đã nêu ra chiến lược tổng thể về phát triển Giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 đồng thời khẳng định vai trò của Giáo dục thể chất đối với thế hệ trẻ của đất nước. Giáo dục thể chất ở Việt Nam là một môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông, là thành tố quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ. Môn học hướng đến mục tiêu giúp học sinh có cuộc sống khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần, hình thành và hoàn thiện các năng lực thể chất thông qua việc trang bị những kiến thức, kĩ năng về bảo vệ và quản lí sức khỏe, thường xuyên tập luyện phù hợp với bản thân, biết cách thích ứng với các điều kiện sống, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, bảo đảm sức khỏe trong học tập và rèn luyện. Ngoài ra, môn học còn góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, từng bước góp phần phát triển toàn diện con người mới. 2 Ở cấp tiểu học, chương trình Giáo dục thể chất gồm các nội dung, hoạt động đa dạng như: Kiến thức chung về Giáo dục thể chất; đội hình, đội ngũ; các bài tập thể dục; bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. Các môn thể thao tự chọn được lựa chọn một cách bài bản, khoa học và đưa vào thực tiễn dạy học nhằm xây dựng nền tảng thể lực và các tố chất vận động ban đầu, cũng như trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản, để học sinh có thể vận dụng những kĩ năng đã được học, được rèn luyện nhằm xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo điều kiện cho học sinh có được một sân chơi giải trí, rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao xuyên suốt quá trình học tập trong nhà trường. Học sinh rèn luyện cách xây dựng lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần kỷ luật và tinh thần tập thể... Những tác phong này góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như năng lực thể chất; đồng thời cũng giúp phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em, đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em. Vì vậy, trong môn giáo dục thể chất không nên theo khuynh hướng giáo dục thể chất đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng trong rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em yêu thích, tập luyện tốt hơn . Mặc khác, trong thực tế môn học giáo dục thể chất có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em khuyết tật bẩm sinh. Vậy phải làm thế nào để các em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đang đặt ra. Hình thành được hứng thú học tập môn Giáo dục thể chất cho học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của học sinh đối với việc rèn luyện sức khỏe của bản thân. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp, khơi dậy và phát triển hứng thú học tập cho học sinh trong môn học này là một trong những vấn đề cấp thiết. Chính vì thế mà chúng tôi lựa 3 chọn: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học GDTC lớp 1” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp nâng cao hứng thú học tập môn học này và góp phần phát triển thể chất cho học sinh. 1. Giải pháp cũ thường làm Vị trí quan trọng của môn học đã được khẳng định, tuy nhiên thực tế triển khai Giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả và vai trò của môn học. Nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục thể chất chưa cao như quan niệm cố hữu về Giáo dục thể chất như một môn học phụ; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế; nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, đánh giá còn đơn điệu. Khi giảng dạy môn giáo dục thể chất giáo viên thường thực hiện theo trình tự : - Giáo viên làm mẫu, phân tích và hô khẩu lệnh cho học sinh thực hiện. - Giáo viên hô khẩu lệnh để học sinh tập. Xen kẽ giữa các lần tập, giáo viên có nhận xét, sửa chữa động tác sai. - Giáo viên chia tổ tập luyện, tổ chức nhận xét đánh giá. * Ưu điểm: - Giáo viên dễ dàng trong việc tổ chức dạy học. Việc đánh giá của giáo viên cũng đơn giản hơn. - Học sinh dễ dàng trong việc tiếp thu kiến thức. * Nhược điểm: - Giáo viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thiếu kĩ năng vận dụng tổ chức các hình thức dạy học. Tiết học trở nên đơn điệu và buồn tẻ. - Học sinh lớp 1 còn quá nhỏ nên các em tham gia học với mong muốn được chơi nhiều hơn là học. Các em chưa tập trung vào các tiết học và chưa có tinh thần tự giác trong tập luyện, chưa mạnh dạn trong quá trình học. 4 Vì thế, chương trình Giáo dục thể chất mới chỉ có thể thành công nếu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, trong đó lấy học sinh làm trung tâm, chú ý đến đặc điểm, nhu cầu và sở thích của người học thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. 2. Giải pháp mới Phương pháp dạy học là phương tiện cơ bản nhất được giáo viên sử dụng nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ giờ học đã đề ra. Giờ học đạt hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn, vận dụng một cách hợp lí các phương pháp giảng dạy, phương pháp tập luyện, đánh giá vào quá trình dạy học của giáo viên. Chương trình Giáo dục thể chất mới với phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và nâng cao thể lực, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Trong giờ học, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,... bên cạnh đó sử dụng các nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ học sinh động, hiệu quả. Trong tổ chức dạy học, giáo viên cần chú ý lựa chọn các hình thức phù hợp, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển phẩm chất và năng lực chung. Ngoài ra, giáo viên cần tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,... để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh yêu thích và đam mê tập luyện thể thao. 5 2.1. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học Tiến trình giờ học môn Giáo dục thể chất tuân theo quy luật nhận thức được chia thành các hoạt động: mở đầu, hình thành kiến thức mới, tập luyện, vận dụng. Mỗi một hoạt động đều có những đặc trưng cũng như mức độ yêu cầu khác nhau, nên khi tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trong giờ, giáo viên cần chú ý đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, xác định rõ tác dụng, vai trò và cách thức triển khai. Bên cạnh đó, các phương tiện và đồ dùng phải đảm bảo phù hợp với các đặc trưng của mỗi hoạt động và đảm bảo đáp ứng được mục tiêu của giờ học. *HĐ1: Mở đầu (khoảng 5-6 phút) Mục tiêu: Chuyển cơ thể sang trạng thái vận động, hướng đến các hoạt động liên quan đến nội dung giờ học, tạo tinh thần thoải mái, thích thú vận động. Nội dung: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, tình hình sức khỏe của học sinh, giới thiệu nội dung bài học. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Sử dụng các khẩu lệnh “hô - ứng; hỏi - đáp” để ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, đồng thời tăng tính giao lưu và tạo không khí vui tươi và sự gắn kết cho lớp học. Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”, giáo viên sử dụng các hiệu lệnh, khẩu ngữ như “Vỗ tay 1 lần/2 lần”; “Ai muốn chơi trò chơi?”; “Tay đâu tay đâu?”, nhằm khuấy động, tạo không khí vui vẻ, khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động, tạo không khí gắn kết trong lớp học. - Giao lưu với học sinh: Hỏi học sinh cảm thấy thế nào, tình hình sức khỏe ra sao, có bạn nào bị ốm không để kiểm tra sức khỏe của học sinh. - Khởi động, tạo độ linh hoạt, mềm dẻo cho các khớp trước khi vận động. 6 - Tổ chức một số trò chơi tập thể mang tính chất làm nóng không khí lớp học, có thể là các trò chơi giải trí hoặc vận động nhẹ nhàng để hướng học sinh vào nội dung trọng tâm của giờ học. Trong quá trình chơi, chú ý động viên, khuyến khích những học sinh thực hiện chưa tốt nhằm tăng sự tự tin và cảm giác bản thân học sinh được tham gia và đóng góp vào hoạt động chung. Ví dụ: Lựa chọn tổ chức các trò chơi tập thể như “Mèo đuổi chuột”, “Tín hiệu đèn giao thông” để đảm bảo tất cả học sinh đều được cùng tham gia vào trò chơi. Có thể giao cho học sinh tổ chức, điều hành trò chơi để khuyến khích sự tự tin, mạnh dạn của các em. *HĐ2: Hình thành kiến thức mới (8-9 phút) Mục tiêu: Học sinh nhận biết, hiểu và biết cách thực hiện, đồng thời thực hiện được những kiến thức mới được đưa ra trong giờ học theo các mức độ, yêu cầu. Nội dung: Các kiến thức mới liên quan đến nội dung giờ học. Phương pháp, hình thức tổ chức: Giáo viên lựa chọn các kiến thức mới liên quan đến nội dung giờ học để phổ biến, truyền đạt lại cho học sinh. - Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như làm mẫu, phân tích, giảng giải kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực tạo điều kiện cho học sinh (có thể là cá nhân hoặc nhóm) tự quan sát, thu thập, xử lí thông tin bằng hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, để giải quyết vấn đề chính của bài học qua các kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh). - Qua các hoạt động tự tìm tòi, tự khám phá này, giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung bài học để tổ chức chuỗi các hoạt động thể hiện bằng hệ thống câu hỏi - đáp, trao đổi giao lưu giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Các hoạt động giúp học sinh tự tin, cảm thấy mình được lựa chọn cách thức tiếp thu kiến thức theo cách riêng của mình. Bên cạnh đó, thời gian giảng giải, phân 7 tích được rút ngắn, thời gian dành cho việc tự khám phá tìm tòi cũng như tập luyện của học sinh được tăng cường nhiều hơn. Ví dụ: Khi học động tác mới trong Bài thể dục, giáo viên có thể để học sinh tự quan sát tranh, tự tập theo ý hiểu của mình để học sinh có thể được tự tìm tòi khám phá, được lựa chọn tập luyện theo ý hiểu của mình. Sau đó, giáo viên mới khái quát hóa, nhấn mạnh trọng tâm của động tác để rút ngắn thời gian giảng giải phân tích, hướng tới sự rõ ràng, súc tích trong chỉ dẫn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá thường xuyên đối với kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực nhằm động viên, khuyến khích, cho học sinh. Ví dụ: Sau khi mỗi tổ thực hiện xong phần trình diễn Bài thể dục, học sinh cùng giáo viên đưa ra những nhận xét tích cực, có tuyên dương khen thưởng tập thể nhóm cũng như một số đóng góp của cá nhân học sinh có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả tập luyện của nhóm đó. Tất cả để học sinh có cảm giác những đóng góp của bản thân được thầy và các bạn ghi nhận, học sinh trong tổ đó cũng hào hứng vì được khen ngợi. *HĐ3: Tập luyện (18-19 phút) Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã được học vào thực hành, luyện tập, ôn tập các động tác, bài tập. Nội dung: Một số bài tập, trò chơi nhằm thực hiện, giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của giờ học. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức tập luyện đã định sẵn nhằm giải quyết mục tiêu trọng tâm của giờ học đã đề ra. - Chú trọng giải quyết các nội dung chính thông qua tổ chức các Trò chơi vận động đã định sẵn, chú ý điều chỉnh nội dung hoặc hình thức tổ chức cho phù hợp với các điều kiện thực tế như môi trường tập luyện, điều kiện sân bãi, đồ dùng dạy học, 8 thể trạng, sức khỏe của học sinh để tất cả học sinh có cơ hội tham gia và đóng góp vào các hoạt động của lớp. - Trong quá trình triển khai, cần chú ý đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này, tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ của bản thân cùng các bạn. Ví dụ: Khi học chuyền và bắt bóng, có thể sắp xếp hình thức tập luyện theo nhóm, tổ. Sắp xếp xen kẽ những học sinh tập tốt với học sinh tập chưa tốt để những học sinh tập tốt hỗ trợ cho bạn. - Chú ý tạo điều kiện cho học sinh đa dạng hóa các cách thức thực hiện theo ý muốn của bản thân trong quá trình luyện tập. Khuyến khích sự hỗ trợ của học sinh trong việc chuẩn bị, sắp xếp thiết bị, đồ dùng hoặc các hoạt động tổ chức hoạt động cho các nội dung học, trò chơi tiếp theo. Tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn cách thức tập luyện theo sở thích, quan điểm cá nhân trong các hoạt động chung của cả lớp. - Chú trọng phát huy tố chất thủ lĩnh, khả năng điều khiển của những học sinh thực hiện tốt, hoặc tạo sự tự tin cho những học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn bằng cách giao quyền điều khiển, tổ chức các hoạt động chung hoặc hoạt động nhóm, hoạt động theo cặp/ đôi. - Luôn chú ý nhận xét, đưa ra những lời khen dành cho những nhóm, cá nhân giành chiến thắng trong các bài tập, trò chơi. Phân tích nguyên nhân tại sao đội đó lại thắng để các đội khác rút kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho các đội tự nhận xét 9 đánh giá kết quả tập của đội mình cũng như đội bạn. Bên cạnh đó không quên khuyến khích động viên các đội chưa đạt kết quả như mong muốn. - Trong quá trình thực hiện các bài tập, trò chơi, giáo viên cần tạo ra môi trường gắn kết bằng cách cùng tham gia hoạt động với học sinh; khuấy động không khí lớp học, tổ chức thi đấu... *HĐ4: Vận dụng, mở rộng (4-5 phút) Mục tiêu: Định hướng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào hoạt động học tập, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nội dung: Vận dụng kiến thức, kĩ năng, nhận xét giờ học. Phương pháp, hình thức tổ chức: Củng cố, hệ thống nội dung bài học thông qua xây dựng hệ thống các câu hỏi hoặc các bài tập, hoạt động với các tình huống giả định có thể xảy ra trong học tập, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hướng học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học để xử lí các tình huống đó - Đề xuất một số hoạt động/ bài tập mà học sinh có thể thực hiện, tập luyện ngoài giờ Ví dụ: Khi giao nội dung tập luyện ngoài giờ đối với Bài thể dục hoặc các động tác với bóng, giáo viên có thể định hướng cho học sinh tự lựa chọn các hình thức tập luyện (tập luyện, chơi với bạn trong giờ ra chơi, với bố mẹ, anh chị em ở nhà), hoặc tự lựa chọn thời gian, địa điểm tập luyện (buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, ở nhà, ở trường, sân tập ). - Nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh sau buổi học. Tạo điều kiện để học sinh được tự nhận xét, đánh giá về kết quả học tập của bản thân cũng như đánh giá kết quả học của bạn mình. Giáo viên chú ý sử dụng các từ ngữ mang tính chất vui đùa, tạo không khí vui vẻ nhẹ nhàng trong lớp học. 10 Ví dụ: Khi nhận xét về kết quả, thái độ học tập của học sinh cuối giờ học, giáo viên sử dụng những từ ngữ thân thiện, động viên khen ngợi và công nhận sự tham gia, đóng góp công sức của học sinh trong giờ học, có hình thức khen thưởng đối với một số cá nhân nổi trội nhằm khuyến khích tinh thần học sinh. 2.2. Phương pháp lựa chọn và sử dụng trò chơi Trò chơi vận động vừa là phương tiện dạy học, đồng thời cũng là phương pháp tập luyện đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học môn Giáo dục thể chất ở cấp tiểu học. Giờ học được tổ chức thành nhiều trò chơi vận động hấp dẫn, với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, sẽ tạo nên sự vui thích hứng thú của học sinh một cách tự nhiên, giúp cho những học sinh dù không giỏi vận động cũng cảm thấy hứng thú với giờ học. Các trò chơi được tổ chức theo tổ nhóm cũng tăng cường khả năng hợp tác, phối hợp vận động của học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, hòa đồng, giúp đỡ, hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau trong quá trình tập luyện. Qua đó, tăng mật độ vận động trong mỗi tiết học và lâu dài sẽ cải thiện năng lực vận động của học sinh. Về mặt chiến lược, đây là tiền đề quan trọng giúp học sinh nuôi dưỡng niềm yêu thích với các hoạt động vận động, nuôi dưỡng niềm yêu thích với thể thao và có thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày, tạo đà cho việc cải thiện nền tảng thể lực và phát triển thể chất cho học sinh trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Trò chơi vận động được tổ chức với tinh thần tích cực hóa hoạt động của học sinh. Trong đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và xử lí tình huống để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Cụ thể, giáo viên tích cực hoá hoạt động của học sinh bằng cách giúp học sinh có sự tự tin, cơ hội đóng góp. Vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của giáo viên được thể hiện qua những chỉ dẫn súc tích, ngắn
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_tiet_h.pdf