SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa - Dương Thị Huyền

Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.

 

docx 17 trang comai 17/04/2023 9500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa - Dương Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa - Dương Thị Huyền

SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa - Dương Thị Huyền
 Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Trong đó, nội dung về nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 - 40 phút). Vì vậy khi dạy những kiến thức này, chúng tôi cũng như nhiều đồng nghiệp ở trong tổ nhận thấy rằng: Kỹ năng hiểu nghĩa của từ nói chung và đặc biệt là kỹ năng phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong bài “Từ nhiều nghĩa” của học sinh lớp chúng tôi và một số lớp 5 ở cùng tổ chuyên môn có rất nhiều hạn chế.
Trăn trở về vấn đề này, qua những năm giảng dạy lớp 5, bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp thảo luận, tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh phân biệt đúng nghĩa gốc - nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Đó cũng chính là nội dung mà tôi xin trình bày trong phạm vi sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Năm”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp từ ngữ cho học sinh lớp 5 từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học nói riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung.
Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt nghĩa của từ và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh lớp Năm phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu.
Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học Lâm Quang Thự, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Nhóm phương pháp nghiên cứu t...ó của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa chuyển.
Nghĩa chính - nghĩa phụ: Đây là tên gọi theo quan điểm đồng đại.
Nghĩa chính là nghĩa được người ta nghĩ đến đầu tiên khi đọc hoặc nghe thấy một từ.
Nghĩa phụ là nghĩa bị phụ thuộc vào vị trí của từ. Nghĩa từ chỉ khi kết hợp với những từ đặc thù nhất định thì nghĩa này mới được hiểu.
Ví dụ: Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là nghĩa chính (răng người, răng chuột, sún răng, mọc răng...)
Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là nghĩa phụ (răng bừa, răng lược...)
Quy luật chuyển nghĩa của từ, tài liệu:
Quy luật nhận thức của con người:
Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong 2 nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt hoặc hoa là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.
Quy luật chuyển nghĩa của từ:
Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển.
Ví dụ: “răng” trong r...ghĩa gốc - nghĩa chuyển), học sinh lại mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng cụ thể. Vì thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Ví dụ: Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ “đi”
Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau:
Trường hợp 1:
Cu Bin đã đi	(nghĩa gốc)
Ông em đã đi	(nghĩa chuyển)
Đúng ra, trong trường hợp này, các em phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn:
Cu Bin đã đi(1) đựơc vài bước	(nghĩa gốc)
Vì bệnh nặng, ông em đã đi(2) hôm qua	(nghĩa chuyển)
(đi (1): tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.)
(đi(2): mất, chết, qua đời.)
Trường hợp 2:
Em đi học sớm mỗi ngày. (nghĩa gốc)
Bố tôi đã đi công tác . (nghĩa chuyển)
Còn ở trường hợp này, lẽ ra từ “đi” ở trong câu a phải được hiểu theo nghĩa chuyển (hay có thể gọi đó là nghĩa chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển)
(Theo tài liệu “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” - Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng)
(Trường hợp này ngay ở một số giáo viên cũng thường nhầm lẫn)
2.4. Ngoài những hạn chế trên, học sinh còn hay lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc - nghĩa chuyển) với từ đồng âm.
Ví dụ: Đặt câu theo những nghĩa khác nhau của từ “chín” và cho biết từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển.
Học sinh làm như sau:
Hôm nay, em được điểm chín(1) môn toán. (nghĩa gốc)
Bạn nên suy nghĩ cho chín(2) rồi hãy nói. (nghĩa chuyển)
Thực ra, hai từ “chín” ở 2 câu trên không phải là từ nhiều nghĩa mà chúng là những từ đồng âm, vì nghĩa của hai từ này không hề có mối liên hệ với nhau.
(chín(1): số tự nhiên đứng liền sau số 8)
(chín(1): suy nghĩ kỹ để đạt hiệu quả cao)
Nguyên nhân khó khăn, hạn chế:
Qua tìm hiểu nguyên cứu, bản thân tôi nhận thấy rằng những hạn chế trên chủ yếu do mấy nguyên nhân sau:
Thời lượng để học sinh tiếp cận và rèn luyện kỹ năng về từ nhiều nghĩa là quá ít (so với nội dung tương đối khó)
Do học sinh không

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_phan_biet_nghia_goc_nghia.docx