Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đội nhạc kèn thiếu nhi ở lứa tuổi tiểu học

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thiếu nhi Việt Nam được Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941. Trải qua 64 năm, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh không ngừng phát triển,  luôn là môi trường tốt để lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng phấn đấu, rèn luyện và để xứng đáng với niềm tin yêu và trọng trách được Đảng và Bác Hồ giao phó tổ chức Đội không ngừng được xây dựng hoàn thiện về bộ máy cũng như về hệ thống tổ chức các quy định, điều lệ, các chương trình hoạt động. 

Cũng theo điều lệ của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có quy định đội viên phải biết thực hiện nghi thức Đội, nghi lễ đội và theo “Hướng dẫn nghi thức Đội” ở mục số 9 quy định về đội nghi lễ phải có trống và kèn đồng. Nhưng xây dựng đội trống kèn chỉ để phục vụ nghi lễ Đội sẽ gây nhàm chán, khô khan không phong phú. Thực tế tại Liên Đội trưởng tiểu học Kim Đồng đã mạnh dạn xây dựng, phát triển đội nghi lễ thành đội nhạc kèn thiếu nhi vừa có thể phục vụ nghi lễ Đội vừa có thể biểu diễn các bài nhạc bằng nhạc cụ trống, kèn. Chính vì thế trong khả năng của mình tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc “xây dựng đội nhạc kèn thiếu nhi ở lứa tuổi tiểu học”.

doc 12 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đội nhạc kèn thiếu nhi ở lứa tuổi tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đội nhạc kèn thiếu nhi ở lứa tuổi tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng đội nhạc kèn thiếu nhi ở lứa tuổi tiểu học
ội trưởng tiểu học Kim Đồng đã mạnh dạn xây dựng, phát triển đội nghi lễ thành đội nhạc kèn thiếu nhi vừa có thể phục vụ nghi lễ Đội vừa có thể biểu diễn các bài nhạc bằng nhạc cụ trống, kèn. Chính vì thế trong khả năng của mình tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc “xây dựng đội nhạc kèn thiếu nhi ở lứa tuổi tiểu học”
Nội dung:
2.1 Thực trạng vấn đề:
	Hiện nay các đội trống kèn ở các Liên Đội đa số được xây dựng chủ yếu để phục vụ các nghi lễ của Đội chưa mang tính biểu diễn nhiều và thường chỉ có các Liên Đội Trung học cơ sở mới xây dựng đội trống kèn vì đa phần các Tổng phụ trách đội luôn nghĩ trống, kèn chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh từ 12 tuổi trở lên vì ở lứa tuổi đó các em mới đủ sức và đủ khả năng tiếp thu các bài tập về trống kèn; còn ở các đơn vị tiểu học nếu có chỉ là một hoặc hai bộ trống, có nhạc cụ khác thay thế kèn hoặc không có; điều đó tạo nên sự không đồng bộ, không trang trọng khi tổ chức các nghi lễ cũng như phục vụ các hoạt động khác tại nhà trường. 
2.2 Nội dung và các biện pháp thực hiện:
2.2.1 Định hướng:
Từ thực tế trên, tôi nghĩ làm thế nào để xây dựng đội trống kèn phù hợp với lứa tuổi tiểu học, nhưng không chỉ dừng lại việc phục vụ các nghi lễ, đội trống kèn phải được phát triền thành đội nhạc kèn mang tính biểu diễn nghệ thuật góp phần vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, công tác tuyên truyền tại trường tiểu học.
Việc xây dựng đội nhạc kèn cũng nhằm mục đích tạo thêm một sân chơi mới cho đội viên học sinh, giúp các em có thêm điều kiện để phát triền phẩm chất, năng khiếu của mình và thông qua hoạt động, luyện tập, biểu diễn giúp các em trở nên đoàn kết, tự tin, mạnh dạn trước đám đông
2.2.2 Chọn lựa lứa tuổi, phong cách trình diễn:
Đặc điểm chung của bộ môn nhạc kèn đòi hỏi cá tham gia tập luyện phải có sức khỏe (kể cả chơi trống, hoặc chơi kèn), có sự cần cù, siêng năng, yêu thích và đặc biệt là phải có một chút năng khiếu về âm nhạc. Nói về năng khiếu thì ở lứa tuổi tiểu học năng khiếu của các em đã dần dần biểu hiện...em tại trường, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt chung của cả trường. Trong kế hoạch tập luyện phải có những mốc thời gian kiểm tra đánh giá, phải có kế hoạch để hòa âm cho cả hai nhóm trống và kèn. 
2.3 Các phương pháp hoạt động thực tiễn:
2.3.1 Trang bị nhạc cụ:
Nhạc cụ của bộ nhạc kèn chủ yếu là kèn đồng, trống không định âm và một vài nhạc cụ khác trong bộ gõ như chũm chọe, tambourine, mõ gỗ Những nhạc cụ này phải được chọn lựa sao cho phù hợp với thể trạng các em đội viên học sinh, dễ thao tác, không gây khó khăn trong quá trình sử dụng, tập luyện, trình diễn và tôi đã chọn những loại kèn đồng cơ bản như kèn trumpet, kornet, trumpone, baritone, đây là những loại kèn cơ bản, dễ sử dụng, phù hợp lứa tuổi thiếu nhi và giá cả cũng phải chăng. 
Để trang bị được những nhạc cụ này tôi đã tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường về việc mua sắm trang bị nhạc cụ cho đội nhạc kèn, đồng thời để thể hiện tính xung phong của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cũng như thể hiện trách nhiệm vai trò của lứa tuổi đội viên tôi đã phát động toàn thể đội viên, học sinh trong toàn trường cùng tham gia xây dựng công trình măng non nhằm trang bị một phần nào nhạc cụ cho đội nhạc kèn 
Hiện nay số lượng nhạc cụ của đội nhạc kèn đã đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại cho việc tập luyện, biểu diễn với gần 20 kèn trumpet và kornet, 2 kèn baritone, 2 kèn trumpone, hơn 4 bộ trống không định âm và một vài nhạc cụ khác thuộc bộ gõ.
2.3.2 Xây dựng và phát triển lực lượng:
Thành viên tham gia tập luyện, biểu diễn được tuyển chọn từ các em có năng khiếu, có khả năng tiếp thu âm nhạc, đặc biệt là sự yêu thích với môn nhạc kèn. Đa phần là các em học sinh lớp 4, 5 một số ít là học sinh lớp 3. 
Công việc tuyển chọn là một việc hết sức quan trọng để xây dựng được đội nhạc kèn chất lượng tuy nhiên cũng không quá khắt khe mà vẫn tiếp nhận các em có nhu cầu muốn tham gia đội nhạc kèn và cũng không phân biệt nam nữ.
	Một khía cạnh nữa cũng cần phải chú ý là thời gian ... bài tập, duy trì cường độ tập luyện tạo cho các em sức bền để có thể biểu diễn trong một khoảng thời gian tương đối từ 20 đến 30 phút. 
Giữa trống và kèn phải có sự phối hợp hòa âm, vì vậy giữa trống và kèn cần phải có sự phối hợp sao cho nhuần nhuyễn, ráp nối cẩn thận trong từng nhịp phách, chuyển tải được ý nghĩa bài nhạc cũng như thể hiện được phong cách biểu diễn đã được định hướng ban đầu; và cũng biểu hiện được phong cách biểu diễn sao cho phù hợp thi phần chọn bài, chọn tác phẩm biểu diễn cũng phải kỹ lưỡng sao cho vừa sức, phù hợp với từng hoàn cảnh biểu diễn, đối tượng khan giả. 
Bên cạnh đó việc xây dựng lịch tập luyện phải phù hợp với thời gian biểu học tập, sinh hoạt tại trường của các em sao cho không trùng vào các giờ học tại lớp cũng như các hoạt động khác và lịch tập luyện phải linh động để các em có thể chủ động sắp xếp để tham gia tập luyện. Cụ thể như lịch tập luyện trải dài 7 ngày trong tuần vào các giờ chiều sau các giờ học tại lớp. 
Trong quá trình tập luyện cũng không quên bảo dưỡng, bảo trì các loại nhạc cụ không để hư hỏng đáng tiếc xảy ra nhằm đáp ứng nhu cầu luyện tập của đội viên, học sinh cũng như không ảnh hưởng đế kế hoạch tập luyện chung của cả đội.
2.3.3 Động viên, khuyến khích, khen thưởng:
Bộ môn nhạc kèn là một bộ môn khó, đòi hỏi phải có quyết tâm, sự kiên trì luyện tập của học sinh, đội viên tham gia tập luyện. Vì vậy việc động viên, khuyến khích các em là một việc cần được chú ý. Theo dõi quá trình tập luyện gắn liền với vie5c nắm bắt những suy nghĩ, tâm tư của các em để động viên các em kịp thời. Tổ chức các buổi liên hoan, “khao quân” sau những buổi tập luyện để bồi dưỡng cho các em, tạo không khí vui tươi, giao lưu gắn kết các thành viên trong đội lại với nhau tạo sự đoàn kết thân thiện. Đồng thời phải tuyên dương cá nhân các em chăm chỉ tập luyện, có hiệu quả; khen thưởng kịp thời những thành tích mà các em đã mang lại sau những hội thi, hội diễn, liên hoan ở các cấp Quận và Thành phố.
2.4 Hiệu quả:
Sự có mặt của độ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_doi_nhac_ken_thieu_nhi_o_lua.doc