Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, trật tự cho học sinh lớp một

Đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Trật tự, nề nếp trong giở học cũng như trong sinh hoạt là một vấn đề mà bất cứ một người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng luôn mong muốn cho học sinh mình thực hiện được. Trật tự trong giờ học sẽ giúp các em lĩnh hội một cách trọn vẹn, đầy đủ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Bên cạnh đó còn tạo cho các em một thói quen hành vi đạo đức tốt không những trong giờ học mà còn trong tất cả các hoạt động khác như: chào cờ, các buổi đại hội, lễ hội.Nề nếp trong sinh hoạt sẽ giúp các em có thói quen tốt từ đó hình thành nên tính cách và nhân cách tốt. 

Học sinh trật tự trong giờ học sẽ giúp cho giáo viên vui hơn, hưng phấn hơn trong bài giảng của mình, tiết dạy sẽ không bị gián đoạn, thời gian đảm bảo và bài giảng sẽ hay hơn - kết quả tiết dạy sẽ tốt hơn.Học sinh nề nếp trong sinh hoạt sẽ giúp cho những người chăm sóc các em như ông bà,cha mẹ,thầy cô…cảm thấy thoải mái,yên tâm về các em nhiều hơn.

Hơn nữa chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, với mục tiêu là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, nhằm giúp các em có khả năng tư duy tốt hơn, lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn hơn. Mỗi một nội dung trong chương trình đổi mới đều đòi hỏi học sinh phải có sự tập trung cao thì mới nắm bắt nội dung bài học một cách đầy đủ và nhanh chóng. 

Tuy nhiên, để rèn cho học sinh có thói quen trật tự ,nề nếp trong giờ học, trong sinh hoạt, mà nhất là học sinh lớp Một thì đó là điều mà không phải người giáo viên nào cũng làm tốt được. Vì đối với các em học sinh lớp 1,khả năng “chú ý có chủ định“ đã phát triển nhưng chưa bền vững nên việc giữ trật tự và nghiêm túc trong khoảng thời gian từ 35 - 40 phút đối với các em là điều vô cùng khó. Ngoài ra,học sinh tiểu học còn mang tính hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh đó do sự nuông chiều từ phía một số gia đình nên dẫn đến tự do quá trớn. Hơn nữa,do mới chuyển từ Mầm non lên nên chưa quen các hoạt động học tập ở  Tiểu học, các em còn tùy tiện trong mọi hoạt động học tập từ đó tạo ra sự thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, nên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy và học. Mà bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người.Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả? 

doc 22 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, trật tự cho học sinh lớp một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, trật tự cho học sinh lớp một

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp, trật tự cho học sinh lớp một
, thời gian đảm bảo và bài giảng sẽ hay hơn - kết quả tiết dạy sẽ tốt hơn.Học sinh nề nếp trong sinh hoạt sẽ giúp cho những người chăm sóc các em như ông bà,cha mẹ,thầy côcảm thấy thoải mái,yên tâm về các em nhiều hơn.
Hơn nữa chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, với mục tiêu là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, nhằm giúp các em có khả năng tư duy tốt hơn, lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn hơn. Mỗi một nội dung trong chương trình đổi mới đều đòi hỏi học sinh phải có sự tập trung cao thì mới nắm bắt nội dung bài học một cách đầy đủ và nhanh chóng. 
Tuy nhiên, để rèn cho học sinh có thói quen trật tự ,nề nếp trong giờ học, trong sinh hoạt, mà nhất là học sinh lớp Một thì đó là điều mà không phải người giáo viên nào cũng làm tốt được. Vì đối với các em học sinh lớp 1,khả năng “chú ý có chủ định“ đã phát triển nhưng chưa bền vững nên việc giữ trật tự và nghiêm túc trong khoảng thời gian từ 35 - 40 phút đối với các em là điều vô cùng khó. Ngoài ra,học sinh tiểu học còn mang tính hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh đó do sự nuông chiều từ phía một số gia đình nên dẫn đến tự do quá trớn. Hơn nữa,do mới chuyển từ Mầm non lên nên chưa quen các hoạt động học tập ở Tiểu học, các em còn tùy tiện trong mọi hoạt động học tập từ đó tạo ra sự thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, nên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy và học. Mà bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người.Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả? 
Vì vậy,muốn đưa lớp vào nề nếp, để giúp các em có thói quen tốt bây giờ và sau này, đồng thời để đảm bảo chất lượng giáo dục, tôi đã thực hiện đề tài “Một số biện pháp rèn nề nếp,trật tự cho học sinh lớp một ”. 
II.NỘI DUNG
1/Cơ sở lí luận của vấn đề:
-Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt của bản thân mỗi học sinh. Là kh...ng của giáo viên lớp Một là trẻ em vừa qua lứa tuổi Mầm non, tâm hồn các em còn rất ngây thơ trong trắng, mọi hoạt động ở trường tiểu học đối với các em hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy người giáo viên lớp một phải có nhiệm vụ giúp các em phát triển một cách toàn diện về nhân cách, tạo điều kiện để các em lĩnh hội những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, nhằm làm nền tảng chắc chắn cho các em bước tiếp ở những lớp học trên. 
-Muốn thực hiện được những nhiệm vụ đó, người giáo viên dạy lớp Một cần phải có sự tinh tế và nhạy bén, am hiểu sâu sắc về tâm sinh lý học sinh, thật sự yêu thương con trẻ, luôn gần gũi quan tâm đến các em thì mới hiểu thấu đáo được nguyên nhân khiến các em chưa ngoan, chưa thật sự trật tự trong giờ học.
2/Thực trạng của vấn đề:
 2.1. Thuận lợi :
 - Theo công văn 9832 của Bộ Giáo Dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp Một, qui định những tuần học đầu tiên một số môn học có những tiết làm quen với học sinh, ổn định nề nếp lớp Đó chính là thời gian giúp giáo viên xây dựng nề nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học.
- Phần lớn các em đều cùng độ tuổi đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã phần nào nhận thức được phải tuân thủ nề nếp,trật tự lớp học.
- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em,phối hợp tốt với giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
- Nhà trường đặc biệt quan tâm đến nề nếp và chất lượng học tập của học sinh.
2.2. Khó khăn : 
a/Nhận định chung:
Năm học 2014-2015 này, tôi được phân công phụ trách lớp Một 5. Lớp tôi phụ trách gồm có 42 học sinh(20 nữ,22 nam),tất cả đều được học qua Mẫu giáo. Tuy nhiên khi vừa nhận lớp tôi đã phát hiện thấy các em rất ồn ào mất trật tự, trong lớp chỉ có 4,5 em là ngồi yên lặng còn những em khác:em thì nói chuyện, em thì ăn quà vặt trong lớp, có em cứ chạy lên chạy xuống“thưa cô” vì những việc không đâu vào đâu mà mình phát hiện được.Thêm vào đó,2 học sinh ...trường Mẫu giáo công lập học sinh thường rất đông,cô giáo không có thời gian sâu sát từng em,mỗi em một cá tính,các hoạt động tập thể chưa đồng bộ. Vì vậy, các em có thời gian“ rảnh” nhiều nên thường hay nói chuyện riêng, lâu dần thành thói quen.
 +Các em học sinh lớp Một mới vừa bước qua tuổi Mẫu giáo, tuổi mà tất tần tật mọi việc diễn ra trong lớp đều được các em “ Thưa cô”. Có buổi học các em thưa cô đến mấy chục lần. Đây là một thói quen không dễ gì bỏ được ở các em. 
+Ở độ tuổi lớp Một, khả năng chú ý có chủ định đã phát triển nhưng chưa bền vững, thời gian học tập kéo dài sẽ khiến các em mệt mỏi, thiếu sự tập trung và dẫn đến nói chuyện riêng, mất trật tự trong giờ học. 
+Đặc biệt ở độ tuổi này các em thường biểu hiện:”hành động đi đôi với lời nói”. 
Ví dụ: các em gõ thước xuống bàn, tay gõ một cái thì miệng sẽ lập tức nói theo: “Độp”, hoặc là trong giờ tập vẽ, khi vẽ xong một chi tiết nào đó các em sẽ nói:”đẹp chưa” .Nói chung khi làm một vấn đề gì đó các em thường kèm theo lời “độc thoại”. Có lúc cả lớp đang cặm cụi viết bài, tôi thấy tất cả các em đang hí hoáy viết, không em nào nói chuyện với em nào, thế nhưng vẫn nghe trong lớp cứ rì rầm, thì ra tất cả các em đều đang “độc thoại”. Đấy chính là nguyên nhân dẫn đến giờ học còn ồn ào mà nếu không để ý giáo viên sẽ không phát hiện được sự ồn ào đó xuất phát từ đâu. 
+Học sinh cá biệt của lớp cũng là nguyên nhân dẫn đến lớp học chưa nghiêm túc.
äVề môi trường:
+Điều kiện học tập của một số em còn rất thiếu thốn do gia đình còn ở trọ. Mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi đều chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cũng như chưa thoả mãn được nhu cầu lứa tuổi các em. 
+ Nề nếp sinh hoạt của gia đình thiếu khoa học cũng ảnh hưởng đến việc học tập,tính cách của các em.
+Học sinh lớp Một chưa quen với môi trường học tập. Ở Mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo, các em được “học mà chơi, chơi mà học”. Bây giờ bước vào lớp Một các em phải tập trung vào”hoạt động học” là chủ yếu. Vì v

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_trat_tu_ch.doc