Phiếu nghỉ dịch Covid môn Tiếng Việt và Toán Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

I. Đọc tiếng:

HS luyện đọc kĩ những bài tập đọc sau:

Đất quý, đất yêu

Câu 1: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?

Câu 2: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?

Câu 3: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ?

Câu 4: Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?

Cảnh đẹp non sông (Học thuộc lòng 2 câu ca dao em thích)

Câu 1: Em hãy học thuộc lòng 2 câu ca dao em thích. Vì sao em thích những câu ca dao đó?

Câu 2: Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào? Mỗi vùng đó có cảnh gì đẹp?

Câu 3: Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?

Cửa Tùng

docx 10 trang comai 14/04/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu nghỉ dịch Covid môn Tiếng Việt và Toán Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu nghỉ dịch Covid môn Tiếng Việt và Toán Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Phiếu nghỉ dịch Covid môn Tiếng Việt và Toán Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
giao nhiệm vụ gì?
Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
Câu 4: Tìm chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
Nhớ Việt Bắc (Học thuộc lòng 10 câu thơ đầu)
Câu 1: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
Câu 2: Tìm những câu thơ cho thấy:
- Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc?
- Vẻ đẹp của những con người Việt Bắc?
Câu 3: Tìm những dòng thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi?
II. Luyện từ và câu
1. Nhận biết các từ chỉ sự vật; hoạt động, trạng thái; đặc điểm
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi gạch chân những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm. 	
Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
	Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.
Bài 2 : Gạch chân những từ chỉ sự vật ( chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn văn sau.
	Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
Bài 3: Gạch chân những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau.
Hai con chim con há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn. Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ.
2. Nhận biết câu kiểu: Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào? và vận dụng đặt câu, nhận biết các bộ phận của câu.
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì? làm gì? thế nào?
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em...ăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi.
...
- Con trâu là đầu cơ nghiệp.
...
- Sách vở là đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh.
...
- Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái sen.
...
- Bộ đội là những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
...
- Con hổ là loài vật dữ dằn nhất.
...
- Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách .
...
- Đàn bướm bay rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ.
...
- Học sinh các lớp 3, lớp 4 trồng cây trong vườn trường.
...
III. Đọc hiểu 
Đề 1: Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? 
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? 
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? 
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, t...cụ cảm động nói:
- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
Các em vội đáp:
- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau:
Câu 1 : Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 2 : Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
B. Nhường đường cho hai bà cháu.
C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải chăm học, chăm làm.
B. Đi đến nơi, về đến chốn.
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4 :
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ."
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là:
A. đổ. B. mỡ. C. trơn.
Câu 5 : Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 6 :Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
...
Đề 3:
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.
Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống

File đính kèm:

  • docxphieu_nghi_dich_covid_mon_tieng_viet_va_toan_lop_3_nam_hoc_2.docx