Phiếu bài tập Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
Bài 1: Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
- Cố kết : kết lại thành một khối vững chắc.
- Lai kinh: về kinh đô.
Gợi ý:
- Các em hãy đọc kĩ đoạn văn trên, sau đó đánh số thứ tự sau mỗi câu.
- Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn.
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu bài tập Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
ông điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí (2). Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người(3). Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng(4). Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận(5). Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng(6). Vậy các em đã biết nội dung cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn. Từ thay thế tên gọi của Hưng Đạo Vương - vị Chủ tướng tài ba - Ông - vị Quốc công Tiết chế - Người Đại từ: Ông, Người Từ đồng nghĩa: Hưng Đạo Vương, Vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba + Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng những từ ngữ nào để diễn tả? Bài 2: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây? Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. Gợi ý: - Tuy nội dung 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn văn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2. - Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng Nghĩa để liên kết câu như ở VD nêu trên được gọi là phép thay thế từ ngữ 2. Ghi nhớ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để...còn sống được. Gợi ý: Các em hãy đọc kĩ đoạn văn trên, sau đó đánh số thứ tự sau mỗi câu. Ghi lại câu văn đã được thay thế từ ngữ.
File đính kèm:
- phieu_bai_tap_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_lien_ket_cac_cau_tro.doc