Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 1)

Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S

a) So sánh 999 và 1000

- 999 = 1000 ………            

- 999 < 1000 ………

b) So sánh 2km và 1450m + 430m

- 2km > 1450m + 430m ……….

- 2km < 1450m + 430m ……….

c) So sánh 3 giờ và 2 giờ 60 phút

- 3 giờ = 2 giờ 60 phút ………..

- 3 giờ > 2 giờ 60 phút ………..

docx 9 trang comai 13/04/2023 4480
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 1)

Nội dung Ôn tập môn Toán và Tiếng việt Lớp 3 (Phần 1)
t chở được 2340kg hàng, xe thứ hai chở hơn xe thứ nhất 475kg hàng. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
Bài giải
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3
I. ĐỌC HIỂU:
Con cá thông minh
Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.
Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực.
Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
Câu hỏi:
Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu?
Vì sao cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng?
Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì?
MÀU HOA
Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:
- Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?
- Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.
Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:
- Ừ, hai chúng mình là một.
Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữ...cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Nhảy lên! Chạy đi!
Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ.
“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”.
(Theo N. Xla-tkốp)
Câu hỏi:
Nghe lệnh “Nằm xuống” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?
Theo em, lời khuyên của câu chuyện là gì?
AI MẠNH NHẤT TRÊN ĐỜI?
Chú Gà Rừng đến bờ sông để tìm nước uống cho đỡ khát. Chú ta tìm được một chỗ nước chưa đóng băng tròn như cái đĩa. Chú uống cho đến lúc đôi cánh cũng bị băng đông cứng đờ.
- Ồ! Băng! Anh thật mạnh mẽ biết bao!
- Không đâu chú Gà Rừng ạ! Mưa còn mạnh hơn mình nhiều. Hắn làm mình tan ra thành nước đấy.
Mưa nói:
- Không, Đất mạnh hơn chứ! Mình vừa rơi xuống, hắn đã nuốt chửng.
- Cây còn mạnh hơn nhiều. - Đất phân trần. - Hắn đứng ở trên người tôi và hút hết sức mạnh của tôi.
Cây lắc đầu:
- Không! Lửa mới có sức mạnh ghê gớm. Hắn thỏ những lưỡi lửa dài và thiêu tớ thành tro.
- Đúng! Nhưng chàng Gió lại có thế dập tắt được tớ.
Gió chậm rãi nói:
- Mình có thể dập tắt lửa, nhưng các bạn xem, chàng cỏ Nhóc vẫn đứng hiên ngang trong gió bão. cỏ mới xứng đáng là kẻ mạnh nhất.
Cỏ xua tay từ chối:
- Tôi mà mạnh à? Bác Cừu đến chén tôi ngon ơ, các bạn ạ!
Cừu kêu to:
- Không! Không! Người có thể bắt Gà Rừng, làm tan Băng, tắm trong Mưa, cày Đất, cưa đổ Cây, dập tắt Lửa, bắt Gió làm việc cho họ, cắt Cỏ và ăn thịt cả tôi nữa đây! Người đúng là mạnh nhất trên đời.
(Theo Truyện cổ Kiếc-ghi, Vũ Phượng Ngọc lược dịch)
Câu hỏi:
1. Vì sao Băng cho rằng Mưa mạnh hơn mình?
2.  Vì sao Cừu lại nói Người mạnh nhất trên đời?
II. Nghe – viết:
Cây răng sư tử
Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư...g bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Nhảy lên! Chạy đi!
(Theo N. Xla-tkốp)
Con cá thông minh
Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. 
Em học sinh mới
Nhìn em học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn mới với thái độ thế nào?” Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết: “Hãy đừng để người bạn mới thấy trong đôi mắt các em sự ngạc nhiên và chế nhạo!”. Đáp lại là những nụ cười âu yếm và niềm vui lóe lên trong ánh mắt các em.
 ( Theo Xu-khôm-lin-xki )
III. BÀI TẬP
1. 
a) Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng
- ao hoặc au
- đi s../
- ngôi s./.
- quả c/..
- lên c./.
- uôn hoặc uông
- ch..lợn/.
- con chch/
- bchuối/.
- b.ngủ/.
b) Gạch dưới các chữ viết sai chính tả r/d/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng.
Em yêu giòng kênh nhỏ
Chảy dữa hai dặng cây
Bên dì dào sóng lúa
Gương nước in trời mây.
.
.
.
.
2. Chọn từ chỉ hoạt động, trạng thái trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(Từ cần điền: đi, làm, nấu, đong, giặt, tắm, gánh )
Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải. biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại ..chợ, ..gạo, nước,  cơm,.. cho hai chị em Bình, một chậu quần áo đầy.
3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a) Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn bóng đá.
b) Diệu Hương luôn đi học đều học bài và làm bài đầy đủ.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_toan_va_tieng_viet_lop_3_phan_1.docx