Lịch báo giảng môn Âm nhạc lớp 1 học kì 1 - Tuần 13 Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

I.MỤC TIÊU:

1/Kiến thức:

- HS bước đầu biết trình bày bài hát Quê hương tươi đẹp trước lớp.

- Làm quen với bài hát Gà gáy, biết tên và xuất sứ bài hát.

2/Năng lực:

- Biết trình bày bài hát trước lớp mạnh dạn, tự tin.

- HS cảm nhận được tính chất vui tươi, linh hoạt của bài hát.

- Bước đầu cảm nhận và thể hiện được âm thanh dài - ngắn.

-Phân biệt được âm thanh dài - ngắn.

3/Phẩm chất:

-Qua Nghe nhạc bài hát Gà gáy, giáo dục HS yêu thích các làn điệu dân ca của dân tộc VN và thêm yêu quê hương đất nước mình.

docx 5 trang comai 20/04/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Lịch báo giảng môn Âm nhạc lớp 1 học kì 1 - Tuần 13 Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch báo giảng môn Âm nhạc lớp 1 học kì 1 - Tuần 13 Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Lịch báo giảng môn Âm nhạc lớp 1 học kì 1 - Tuần 13 Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
cho HS khởi động giọng theo âm mẫu A, O.
1/NỘI DUNG 1:Tập biểu diễn bài hát: Gà gáy
a/Khởi hành (Khởi động):
NỘI DUNG
HĐ: Đoán tên bài hát đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-Cho HS chơi trò chơi: Nghe thấu - hát tài. 
-GV đàn giai điệu 1 hoặc 2 câu hát để HS đoán tên bài hát đã học và hát lên câu hát đó.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Gợi ý để HS nhớ lại, xuất sứ, tác giả bài hát.
-GV nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG HS
-Theo dõi
-Lắng nghe, trả lời
-Lắng nghe
-Dân ca Thái
-Lắng nghe
b/Hành trình (Hình thành kiến thức):
NỘI DUNG
HĐ1: Nghe lại và nêu cảm nhận về bài Gà gáy. 
HĐ2: Hát ôn kết hợp gõ đệm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-Mở nhạc mẫu cho HS nghe lại đồng thời cho các em kết hợp vận động tự do theo nhạc.
-Gợi ý để HS nêu lại cảm nhận của mình về bài hát Gà gáy. 
-Nhắc nhở HS hát với sắc thái vui tươi, ling hoạt. 
-Cho HS hát ôn theo hình thức: cả lớp, nhóm nam nữ hay tổ kết hợp gõ đệm theo hình tiết tấu: đen đen đen- lặng (theo dõi, sửa sai, nhận xét).
HOẠT ĐỘNG HS
-Lắng nghe
-Bài hát vui tươi,..
-Ghi nhớ
-Thực hiện
c/Về ga (Ứng dụng và sáng tạo):
NỘI DUNG
HĐ1: Hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
HĐ2: Biểu diễn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-GV gợi để HS nhớ lại một số động tác phụ hoạ đơn giản cho bài hát mà các em đã học ở tiết trước.
-Mở nhạc đệm cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ một vài lần.
*GV nhận xét, tuyên dương.
-Nhắc nhở HS biểu diễn tự tin, vui tươi trước lớp .
-Tập cho HS trình bày trước lớp theo tổ, nhóm, cá nhân.
*GV nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG HS
- Thực hiện
-Thực hiện
-Theo dõi
-Biểu diễn
*Lắng nghe
2/NỘI DUNG 2: Nghe nhạc Gà gáy
a/Khởi hành (Khởi động): 
HĐ: Giới thiệu tên, tác giả bài hát Gà gáy .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK/Tr.34, gi úp HS khai thác nội dung bức tranh qua 1 số câu hỏi gợi mở:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Bức tranh miêu tả khung cảnh vào thời gian nào trong ngày?
+ Chú gà trống đứng ở đâu, chú đang làm gì?
- Liên hệ giới thiệu tên và xuất sứ bài hát Gà gáy sẽ cho HS n...sáng tạo động tác phụ hoạ mà em thích).
- GV bật cho HS hoặc mô phỏng âm thanh tiếng gà gáy SGK/Tr. 34 cho HS nghe, đặt câu hỏi cho HS nêu cảm nhận của mình: 
+Âm thanh mà em vừa nghe là của con vật gì?
+Em hãy mô phỏng lại âm thanh của con vật đó?
- GV cho HS quan sát hình trong mục 3/SGK/Tr.34 để phân biệt âm thanh dài - ngắn qua câu hỏi gợi mở: 
+Tiếng gáy của chú gà trống có mấy âm thanh dài? Mấy âm thanh ngắn?
-Cho HS xem hình vẽ mô tả cho âm thành dài và âm thanh ngắn.
- GV cho HS nghe và vận động cơ thể lại bài hát Gà gáy để HS cảm nhận được âm thanh dài - ngắn trong mỗi câu hát.
HOẠT ĐỘNG HS
- Lắng nghe, thực hiện
+Vui tươi,
+ Con gà
+Tiếng gà gáy
+Bài Gà gáy
* Ghi nhớ
- Làm theo GV
- Lắng nghe
+ Con gà
+ Thực hiện
- Quan sát
+ 1 âm thanh dài, 3 âm thanh ngắn
- Theo dõi
-Thực hiện
c/Về ga (Ứng dụng và sáng tạo):
NỘI DUNG
HĐ: Nghe và phân biệt âm thanh dài - ngắn.
HĐ 2: Giáo dục HS yêu quê hương đất nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-GV cho HS mở SGK BT2/Tr. 37.
-Mở các tệp âm thanh BT 6/VBT/Tr. 21 về âm thanh của tàu hoả, đồng hồ báo thức, tiếng gà gáy để Hs nghe và cảm nhận về âm thanh dài - ngắn.
-Cho HS nhìn tranh chỉ vào hình phù hợp vật phát ra âm thanh dài, ngắn.
* Chú ý: Gợi ý để HS tìm them những con vật, đồ vật, vật phát ra âm thanh dài hay ngắn.
-Gv bật 3 tệp âm thanh của tàu hoả, đồng hồ báo thức, gày gáy cho HS nghe và mô phỏng lại các âm thanh đó bằng cách vẽ hình khối mô phỏng các âm thanh vừa nghe BT6/VBT/Tr. 2.
* GV nhận xét, tuyên dương.
=>Liên hệ giáo dục HS yêu thích các làn điệu dân ca của dân tộc VN và thêm yêu quê hương đất nước mình.
HOẠT ĐỘNG HS
- Chú ý
- Lắng nghe
-Thực hiện
* Lắng nghe
=>Lắng nghe
đ/Củng cố bài và dặn dò:
-GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
-GV nhận xét tiết học; tuyên dương những em tích cực học tập và động viên những em chưa tích cực học tập.
-Nhắc nhở HS về nhà ôn lại bài hát Inh lả ơi và tập tìm thêm âm thanh dài - ngắn trong cuộc sống .

File đính kèm:

  • docxlich_bao_giang_mon_am_nhac_lop_1_hoc_ki_1_tuan_13_nam_hoc_20.docx