Lịch báo giảng học kì 1 lớp 2 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Trần Thị Minh Kha - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Tuần 20      Toán (Tiết 96)      BẢNG NHÂN 3

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Lập được bảng nhân 3.

- Nhớ được bảng nhân 3.

- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).

- Biết đếm thêm 3.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

* HSKT: HS thực hiện trên que tính cộng trừ trong phạm vi 20

docx 45 trang comai 19/04/2023 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng học kì 1 lớp 2 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Trần Thị Minh Kha - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch báo giảng học kì 1 lớp 2 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Trần Thị Minh Kha - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Lịch báo giảng học kì 1 lớp 2 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Trần Thị Minh Kha - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
7
Toán (+)
SÁU
 22/1
1
Đạo đức
20
Trả lại của rơi (T2) 
S
2
Toán
100
Bảng nhân 5
3
Mĩ thuật
4
Tập làm văn
20
Tả ngắn về bốn mùa
5
Tập viết
20
Chữ hoa Q
C
6
T. Việt (+)
TLV: Tả ngắn về bốn mùa
7
HĐTT
Sinh hoạt lớp
 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2021
Tuần 20	Toán (Tiết 96)	BẢNG NHÂN 3
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
* HSKT: HS thực hiện trên que tính cộng trừ trong phạm vi 20
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- Lớp trưởng điều hành trò chơi: Truyền điện: 
+Nội dung cho học sinh nối tiếp nhau đọc bảng nhân 2.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Bảng nhân 3.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
*Cách tiến hành:
- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn.
- Có mấy chấm tròn?
- Giáo viên gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng.
- Ba chấm trò... toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Có tất cả bao nhiêu nhóm?
- Ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Cho học sinh nhận xét bài tên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung, chốt kết quả.
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau 3 là số nào?
- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Giáo viên cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Yêu cầu tính nhẩm.
- Học sinh nói tiếp đọc kết quả:
3x3=9 
3x5=15 
3x9=27 
3x8=24 
3x4=12 
3x2=6 
3x1=3
3x10=30
3x6=18
3x7=21
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Có tất cả 10 nhóm.
- Ta làm phép tính 3 x 10.
- Học sinh lên bảng làm bài:
Giải:
Số học sinh có là:
3x10=30 (học sinh)
Đáp số: 30 học sinh.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh trả lời.
- Số 3.
- Số 6.
- Nghe giảng.
- Học sinh nối tiếp đọc kết quả.
- Học sinh đọc.
4. HĐ vận dụng (3 phút)
- Trò chơi: Bỏ bom ( nội dung đọc thuộc một số phép tính của bảng nhân 3)
- GV tổng kết trò chơi, khen
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp, học thuộc bảng nhân 3. Xem trước bài: Luyện tập
Tuần 20	Tập đọc (Tiết 58,59)	ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Con người chiến thắng Thần Gió tức là chiến thắng thiên nhiên. Nhờ vào quyết tâm và lao động. Nhưng cũng biết sống th...dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-Lớp trưởng điều hành trò chơi: Gọi thuyền
-Nội dung chơi;
 + Học sinh thi đọc thuộc đoạn thơ trong bài Thư trung thu.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài mới: ghi tựa bài lên bảng Ông Mạnh thắng Thần Gió
-HS tham gia chơi
- Học sinh tham gia thi đọc thuộc lòng.
- Bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: hoành hành, lồm cồm, ngạo nghễ, chống trả, đổ rạp, giận dữ, lồng lộn.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn,...
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Lưu ý giọng đọc cho học sinh
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng hoành hành, lồm cồm, ngạo nghễ, chống trả, đổ rạp, giận giũ, lồng lộn.
Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.//
+ Cuối cùng/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.//
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp 
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa t

File đính kèm:

  • docxlich_bao_giang_hoc_ki_1_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_tran.docx