Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 23 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức:

     - Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng - ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng.

   - HS làm bài 1(a,b dòng 1, 2, 3); bài 2; bài 3(a,b).

2. Kĩ năng: Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.

4. Năng lực: 

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

doc 54 trang comai 19/04/2023 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 23 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 23 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 23 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
ạy):Luyện tập chung
2
Mĩ thuật
3
TLV
Ôn tập về tả đồ vật
4
Kĩ thuật
Lắp xe ben(t1)
5
TV+
Dạy bài : Hộp thư mật
6
Anh văn
7
HĐTT
Tiết đọc thư viện: Mười vạn câu hỏi vì sao
TUẦN 23
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng - ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 - HS làm bài 1(a,b dòng 1, 2, 3); bài 2; bài 3(a,b).
2. Kĩ năng: Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi váo các câu hỏi:
+ Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học?
+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng.
- HS chơi trò chơi
- Mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối
- Hai đơn vị thể tích liền kề hơn kém nhau 1000 lần.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng - ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 - HS làm bài 1(a,b dòng 1, 2, 3); bài 2; bài 3(a,b).
* Cách tiến hành:
Bài 1(a,b dòng 1, 2, 3)
- HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài cá nhân
- Giáo viên đi đến chỗ học sinh kiểm tra đọc, viết các số đo:
- GV nhận ... phần trăm mét khối S
d) Hai mươi lăm phần nghìn một khối.S
- So sánh các số đo sau đây.
- Học sinh thảo luận.
a) 931,23241 m3 = 931 232 413 cm3 
b) m3 = 12,345 m3
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
Bài giải
Đổi 3dm3 = 3000 cm3
Cân nặng của 1cm3 sắt là:
23,4 : 3000 = 0,0078 (kg)
Cân nặng một thỏi sắt thể tích 200cm3 là:
0,0078 x 200 = 1,56 (kg)
 Đáp số: 1,56kg
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS nghe
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà vận dụng kiến thức vào thực tế.
- HS nghe và thực hiện
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
Tập đọc
CHÚ ĐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1,3 ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, biết hi sinh vì sự bình yên của Tổ quốc. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- GDANQP: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai
bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ 	
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Gọi HS thi đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp tấm vải?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Nêu nội dung bài ?
- GV nhận xét bổ sung.
- Giới thiệu bài: GV khai thác tranh minh hoạ, giới thiệu bài thơ “Chú đi tuần” – là bài thơ nói... từ khó, luyện đọc từ khó.
+ Lần 2: 4 học sinh đọc nối tiếp. HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi.
- Một HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Lắng nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1,3)
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 
+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?
+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
-Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.
- GV : Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS ; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên ; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Bài thơ muốn nói lên điều gì ? 
- GDANQP: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.(VD: Ngày 9/11/2018, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế, Sư đoàn 968 - Quân khu 4 huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ về các vùng bị ngập lụt giúp người dân, các trường học trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt, để học sinh sớm quay trở lại trường sau gần một tuần phải nghỉ học do mưa lũ.)
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đêm khuya gió rét mọi người đang yên giấc ngủ say.
+ Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.
-Tình cảm: 
+ Từ ngữ : Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) dùng các từ yêu mến, lưu luyến.
+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
- Mong ước: Mai các cháu . tung bay.
- 1 hs đọc

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_hoc_ki_1_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_ng.doc