Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
- Bán kính của hình tròn.
- Chu vi của hình tròn.
- HS làm bài 1, bài 2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.
3.Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dậy học kì 1 lớp 5 - Tuần 20 Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Như Quỳnh - Trường Tiểu học Lê Bá Trinh
7 Tin học SÁU 29/1 1 Toán 101 Luyện tập chung 2 Mĩ thuật 3 TLV 40 Trả bài văn tả người 4 Kĩ thuật 20 Vệ sinh phòng bệnh cho gà 5 TV+ Tiết đọc thư viện: Bác Cú mèo thông thái 6 Anh văn 7 HĐTT 20 Sinh hoạt lớp TUẦN 20 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tròn khi biết: - Bán kính của hình tròn. - Chu vi của hình tròn. - HS làm bài 1, bài 2. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn. 3.Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình tròn? - Nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi vở - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết tính diện tích hình tròn khi biết: - Bán kính của hình tròn. - Chu vi của hình tròn. - HS làm bài 1, bài 2. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích của hình tròn. - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để làm bài. - Giáo viên nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc đề bài. - Cho Hs thảo luận nhóm theo câu hỏi: - Để tính được diện tích của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn. - Để tính được bán kính của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn. - Biết chu vi c...i giáo viên Bài giải Diện tích của hình tròn nhỏ(miệng giếng) là: 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386(m2) Bán kính của hình tròn lớn là: 0,7 + 0,3 = 1(m) Diện tích của hình tròn lớn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,149(m2) Diện tích thành giếng( phần tô đậm) là: 3,14 - 1,5386 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Muốn tính diện tích hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó ta làm như thế nào? - HS nêu: + Ta tính bán kính bằng cách lấy diện tích chia cho 2 rồi chia cho 3,14 + Ta tính diện tích hình tròn khi đã biết bán kính của hình tròn đó. 4. Hoạt động sáng tạo:(1phút) - Về nhà vận dụng kiến thức vào thực tế. - HS nghe và thực hiện. Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021 Tập đọc TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) . 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật . 3.Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức tự hào dân tộc. * KNS: Kĩ năng tự nhận thức ; Kĩ năng tư duy sáng tạo. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS tổ chức trò chơi"Hộp quà bí mật" bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng." - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài- ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ...iễm Thăng? + Giang văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? + Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang văn Minh với đại thần nhà Minh? + Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? + Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? - Nội dung chính của bài là gì? - GV nhận xét, kết luận - Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận, chia sẻ kết quả - Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng. - Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắy góp giỗ Liễu Thăng - 2HS nhắc lại cuộc đối đáp. - Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại. - Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. - Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. - HS nghe 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật . * Cách tiến hành: - Cho 1 nhóm đọc phân vai. - GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện và hướng dẫn HS đọc. - Cho HS thi đọc. - 5 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS thi đọc phân vai. 5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) - Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”. - Câu chuyện "Trí dũng song toàn" ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng của mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. 6. Hoạt động sáng tạo (1phút) - Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_hoc_ki_1_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_ng.doc