Hướng dẫn ôn tập cuối năm môn Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Du (Đề số 01)
Chỉ ra phép liên kết câu trong những đoạn văn dưới đây; từ ngữ nào thể hiện phép liên kết đó?
a/ Máy bay Mỹ vây lấy thuyền bố từ ngoài khơi. Chúng nó xả hàng loạt đạn xuống biển.
b/ Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình lên để chống lại giá rét mùa đông. Nhưng rồi gió bấc thổi qua, làm rụng xuống những mảnh lá màu lửa.
I
c/ Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lý Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và bộc lộ một tính cách khác người. Một lần, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước....
(Oản: xôi hoặc bột bánh khảo (bánh bằng bột nếp) được nén chặt vào khuôn, đóng thành khối nhỏ để cúng.)
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập cuối năm môn Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Du (Đề số 01)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập cuối năm môn Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Nguyễn Du (Đề số 01)
............................................................................................................................... (Oản: xôi hoặc bột bánh khảo (bánh bằng bột nếp) được nén chặt vào khuôn, đóng thành khối nhỏ để cúng.) Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu văn sau: a/ Mảnh sân được lát gạch hồng lên trong nắng. ............................................................................. b/ Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô. ..................................................................................................................... c/ Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loài cây nhưng nó cũng hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất. .................................................................................................................................................. d/ Bố soi đèn, bạn Tí vẫn ngủ khò khò trong chăn. ........................................................................................................................................ Bài 3: Nối câu văn ở cột A với tác dụng của dấu phẩy ở cột B sao cho phù hợp: Cột A 1/ Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh đến lạ lùng. 2/ Nắng hanh vàng, gió hây hẩy. 3/ Nắng thu trải dài trên cánh đồng, rắc lên hoa cỏ may như những giọt sương lấp lánh. 4/ Mùi rơm rạ, mùi lúa chín thoang thoảng theo gió bay vào thôn xóm nhỏ. Cột B a/ Ngăn cách các vế trong câu ghép. b/ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (chủ ngữ). c/ Ngăn cách giữa các bộ phận cùng chức vụ trong câu (vị ngữ). d/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Bài 4: Em hãy cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau: a/ Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”. .........ừ . . . . .. .. Bài 6: Dấu gạch ngang trong câu dưới đây có tác dụng gì? Hãy khoanh vào đáp án đúng. “Ôi! Đất nước của mình – đất nước của những dòng sông không bao giờ ngủ”. A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu sự liệt kê. Bài 7: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây có tác dụng gì? a/ Ban đầu, nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “điên”. . b/ Cụ già vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” . c/ “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. . d/ “Tấm áo khoác” trắng phau của mây đã chuyển sang màu xám xịt rồi đen đặc. . Bài 8: Trong đoạn văn dưới đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh đẹp Quảng Bình, những từ ngữ nào thể hiện biện pháp đó? Bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp. Ngoạn mục nhất có lẽ là bãi tắm Đá Nhảy nằm ngang chân đèo Lí Hòa, điểm giao hòa giữa núi và biển. Từ trên đèo nhìn xuống, ta có cảm tưởng như núi mẹ, núi con đang dắt nhau ra tắm biển. Còn biển thì suốt ngày tung bọt, kì cọ hàng trăm mỏm đá nhấp nhô dưới rừng thùy dương, bãi cát vàng chạy dài hàng cây số. .. ... ... II/ Tập làm văn: Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi trường tiểu học thân yêu. Hãy tả lại quang cảnh của trường em vào một thời điểm em cho là đẹp nhất. ----------HẾT----------
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_truong_tieu_h.pdf