Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 2: Nên thở như thế nào? - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Sơn

docx 4 trang Lục Kiêu 18/04/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 2: Nên thở như thế nào? - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 2: Nên thở như thế nào? - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Sơn

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 2: Nên thở như thế nào? - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Sơn
 Thứ......ngày......tháng 9 năm 2121
 Tự nhiên xã hội
 Bài 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
 Ngày dạy: 9/ 09/ 2021
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Lớp : 3A 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng 
tạo.
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học: Hiểu được vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc 
thở bằng mũi. Biết được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của 
việc hít thở không khí có nhiều bụi khói đối với sức khoẻ 
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Rèn kĩ năng thở bằng mũi, hít thở không khí 
trong lành hàng ngày.
- Phẩm chất chung: Giáo dục học sinh có trách nhiệm giữ gìn, vệ sinh cơ quan hô 
hấp
* Với học sinh khuyết tật: Rèn được kĩ năng thở bằng mũi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: gương soi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3-5’)
 - Trò chơi: Ai dài hơi hơn - HS hát 1 hoặc vài câu hát mà không 
 lấy lại hơi, ai dài hơi nhất là người chiến 
 thắng
 => Người dài hơi là người biết điều 
 chỉnh hơi thở của mình. Chúng ta phải 
 thở đúng cách để có 1 cơ quan hô hấp 
 khỏe mạnh - HS nêu tên bài Nên thở như thế nào?
 - GV giới thiệu bài mới
 2. Hoạt động khám phá:(15’) Tìm hiểu ý nghĩa của việc thở bằng mũi 
 * Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng 
 miệng.
 * Cách tiến hành: - GV đưa câu hỏi thảo luận. - HS quan sát.
- GV gọi HS đọc câu hỏi thảo luận - HS đọc câu hỏi thảo luận
1) Các em nhìn thấy gì trong mũi? - HS quan sát phía trong lỗ mũi của 
2) Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra? mình và của bạn và thảo luận câu hỏi kết 
 hợp làm bài 1 (VBT)
3) Hàng ngày dùng khăn sạch lau phía 
trong mũi em thấy có gì?
4) Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng 
miệng?
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả 
 làm việc, mỗi nhóm 1 câu.
 Kết quả:
 1) Trong mũi có lông, chất nhầy
 2) Khi bị sổ mũi em thấy có nước mũi 
 và chất nhầy
 3) Lấy khăn lau thấy có bụi bẩn 
 4) Thở bằng mũi tốt hơn bằng miệng vì: 
 Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi 
 trong không khí khi ta hít vào.
 - Trong mũi có nhiều tuyến tiết dịch 
 nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ 
 ẩm,đồng thời có nhiều mao mạch sưởi 
 ấm không khí hít vào.
- GV gọi HS nhận xét. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung kết quả.
- GV nhận xét, chốt.
- GV kết luận: Trong lỗ mũi có nhiều 
lông để cản bụi, nhiều tuyến dịch nhầy 
để tạo độ ẩm, diệt khuẩn, cản bụi, có 
nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí 
khi hít vào. Thở bằng mũi là hợp vệ 
sinh, có lợi cho sức khỏe.
3. Hoạt động luyện tập: (15’) Tìm hiểu tầm quan trọng của môi trường thở 
* Mục tiêu: Biết được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của 
việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe. 
* Cách tiến hành:
- GV đưa câu hỏi thảo luận.
- GV gọi HS đọc câu hỏi thảo luận - HS đọc câu hỏi thảo luận 1) Hình nào thể hiện không khí trong 
lành? Hình nào thể hiện không khí có 
nhiều khói bụi?
2) Khi được thở không khí trong lành, ta 
cảm thấy như thế nào?
3) Nêu cảm giác khi phải thở không khí 
có khói bụi?
- GV cho HS quan sát hình 3,4 SGK - HS quan sát hình 3, 4 (trang 7) thảo 
 luận theo nhóm 2 kết hợp làm bài 2 
- GV gọi HS trình bày (VBT- 4)
 - Đại diện các nhóm trình bày kết qủa 
 thảo luận, mỗi nhóm trình bày 1 câu
 1) Hình 3: không khí trong lành
 Hình 4 – 5: không khí có nhiều khói bụi 
 đối với sức khỏe
 2) Khi được thở không khí trong lành, 
 ta cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái, dễ 
 chịu
+ Thở không khí trong lành có lợi gì? 3) Khi phải thở không khí có khói bụi 
+ Thở không khí có nhiều khói bụi có thấy khó chịu, ngột ngạt, mệt mỏi, 
hại gì? - Cơ thể khỏe mạnh, dễ chịu.
- GV kết luận: Không khí trong lành là - Cơ thể mệt mỏi
không khí chứa nhiều ô xy, ít khí các 
bonic và khói bụi Khí ô xy cần cho 
hoạt động sống của cơ thể, vì vậy thở 
không khí trong lành sẽ giúp ta khoẻ 
mạnh. Không khí chứa nhiều các bô nic, 
khói bụi... là không khí bị ô nhiễm, vì 
vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại 
cho sức khoẻ.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (3’)
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
* Cách tiến hành:
+ Kể những việc em đã làm được để giữ - HS trình bày theo việc mình đã làm 
gìn cơ quan hô hấp? được.
- GV nhận xét, tuyên dương HS thực 
hiện tốt. 5. Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh hô hấp - 2 HS đọc lại phần kết luận ( trang 6+7)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_2_nen_tho_nhu_the_nao_nam.docx
  • pptTH Phú Sơn_Tự nhiên xã hội_Lớp 3_ Thở như thế nào.ppt