Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề 10: Tìm hiểu tranh dân gian đông hồ

Hoạt động 1: Xem sách học mĩ thuật lớp 2 để tìm hiểu nội dung tranh

Sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ:

- Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc ở huyện Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh, do các nghệ nhân sáng tác. 

- Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết. 

- Tranh dân gian Đông Hồ thường phản ánh những ước mơ, cuộc sống mộc mạc, giản dị của nhân dân lao động. 

- Hình ảnh phổ biến trong tranh dân gian Đông Hồ là con người, con vật, cảnh vật gần gũi, thân quen ở vùng nông thôn Bắc Bộ.

- Đặc điểm chung của tranh dân gian Đông Hồ là: 

+ Tranh được làm bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ, mỗi màu là một bản khắc, sau đó in lên giấy dó.

+ Nền tranh là giấy dó (làm bằng vỏ cây dó), được quét lên một lớp điệp óng ánh (bột tán từ vỏ con sò điệp)

+ Màu của tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên (hoa, cát sỏi, vỏ sò, than…)

+ Hình ảnh trong tranh thường đơn giản; nét viền hình chắc khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát.

- Các hình ảnh làm tranh dân gian Đông Hồ

doc 5 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề 10: Tìm hiểu tranh dân gian đông hồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề 10: Tìm hiểu tranh dân gian đông hồ

Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề 10: Tìm hiểu tranh dân gian đông hồ
g Hồ là con người, con vật, cảnh vật gần gũi, thân quen ở vùng nông thôn Bắc Bộ.
- Đặc điểm chung của tranh dân gian Đông Hồ là: 
+ Tranh được làm bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ, mỗi màu là một bản khắc, sau đó in lên giấy dó.
+ Nền tranh là giấy dó (làm bằng vỏ cây dó), được quét lên một lớp điệp óng ánh (bột tán từ vỏ con sò điệp)
+ Màu của tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên (hoa, cát sỏi, vỏ sò, than)
+ Hình ảnh trong tranh thường đơn giản; nét viền hình chắc khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát.
- Các hình ảnh làm tranh dân gian Đông Hồ
Hoạt động 2: Tìm hiểu tranh “ Đàn gà mẹ con” và tranh “Lợn ăn cây ráy”
1) Tranh “ Đàn gà mẹ con” hay còn gọi là “Gà mái” hay “Gà đàn”
+ Hình ảnh nào nổi bật nhất trong tranh? à Gà mẹ và đàn gà con.
+ Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào? à Gà mẹ to, khỏe, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà con mỗi con 1 dáng vẻ: con chạy, con đứng. Con ở trên lưng mẹ...
+ Những màu nào nổi bật trong tranh? à Màu xanh, đỏ vàng, da cam... Màu nóng là chủ đạo.
à - Tranh “Đàn gà mẹ con” thể hiện tình cảm, sự che chở, thương yêu, chăm sóc của gà mẹ dành cho đàn gà con. Bức tranh còn nói lên sự yên vui của “gia đình” nhà gà cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ, hạnh phúc của người nông dân.
2) Tranh “Lợn ăn cây ráy”
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì? à Con lợn đang ăn cây ráy.
+ Hình ảnh con lợn được vẽ như thế nào? Có những chi tiết nào trang trí trên mình con lợn? à Con lợn được vẽ rất đẹp, có tính trang trí về đường nét, màu sắc với các chi tiết như: tai, mắt, mũi đuôi, lưng được trang trí với xoáy âm dương.
+ Có những màu nào trên bức tranh? à Màu vàng, xanh, đỏ...
à Tranh “Lợn ăn cây ráy” với hình ảnh con lợn có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển. Chứa đựng ước muốn của người nông dân về tăng gia sản xuất, về cuộc sống sung túc, khỏe mạnh.
Hoạt động 3: Thực hành - Trải nghiệm liên kết vớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_2_chu_de_10_tim_hieu_tranh_dan_gian_don.doc