Giáo án Địa lí Lớp 4 - Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Đông
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 4 - Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Đông

Trường: Tiểu học Phú Sơn GV giảng dạy:Hoàng Thị Đông Môn: Địa lý Lớp:4A ĐỊA LÝ (Tiết số 2) Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Nắm nêu được một sốdân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn (Thái, Mông, Dao,... ).. - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. . - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: + Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ + Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa. - (HS năng khiếu): Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: Để tránh ẩm thấp và thú dữ. - HS tự thực hiện được vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm, có kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ bạn; HS có sự tập trung cho các nhiệm vụ học tập, chú ý lắng nghe trong giờ học. 2. Kĩ năng - HS tự thực hiện được vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm, có kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ bạn; HS có sự tập trung cho các nhiệm vụ học tập, chú ý lắng nghe trong giờ học. 3. Thái độ - HS học tập tự giác, tích cực 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Trưởng ban học tập lên điều khiển phần kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn? - HS- GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: (33’) a) Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng đồng thời chiếu đầu bài trên màn hình. HS nêu tên bài và ghi vở. - GV nêu mục tiêu bài học. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người. * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK, trả lời các câu hỏi sau: Gv đưa câu hỏi lên màn hình . ? Em có nhận xét gì về dân cư ở Hoàng Liên Sơn? (Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt) ? Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? (Thái, Mông, Dao, ) ? Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao? (Thái, Dao, Mông, ) ? Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? (Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ, vì địa hình núi cao hiểm trở, chủ yếu là đường mòn) - HS trả lời, HS NX bổ sung,GV nhận xét và chốt và cho HS đọc trên màn hình: Hoàng liên sơn là nơi dân cư thưa thớt, ở đây có các dân tộc ít người như: daop, mông, Thái. Giao thoomng chủ yếu là đường mòn, chỉ có thể là đi bộ và đi ngựa. - GV: Để tìm hiểu bản làng, nhà sàn được làm bằng vật liệu gì cô trò mình cùng chuyển sang phần 2. 2. Bản làng với nhà sàn. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi thời gian 3 phút: - GV chiếu và giới thiệu hình ảnh về bản làng, nhà sàn, HSQS trả lời các câu hỏi sau: GV chiếu câu hỏi trên màn hình. + Bản làng thường nằm ở đâu? (ở sườn núi hoặc thung lũng) + Bản có nhiều nhà hay ít nhà? (ít nhà) + Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? (Để tránh ẩm thấp và thú dữ) + Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? (gỗ, tre, nứa) + Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? (nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói ) - Cho đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp các nhóm NX, bổ sung. - GV nhận xét và chốt.. - GV chốt trên màn hình cho HS đọc: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật liệu như tre, nứa,...Trong nhà sàn, bếp là nơi quan trọng nhất để đun nấu và sưởi ấm. - GV: Để tìm hiểu chợ phiên, lễ hội, trang phục cô trò mình cùng chuyển sang phần 3 3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - Dựa vào mục 3 trong SGK, ảnh về cảnh chợ, trang phục và vốn hiểu biết, để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu những hoạt động trong chợ phiên? (là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá và giao lưu văn hoá, gặp gỡ của nam nữ thanh niên) + Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ. Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này? (thổ cẩm, măng, mộc nhĩ, hoa quả, vì đó là những sản phẩm do người dân ở đây tự làm hoặc khai thác từ rừng) + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? (hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, ) - HS trả lời,HS NX, bổ sung - GV chốt: lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng. + Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? (tổ chức vào mùa xuân, có những hoạt động: ném còn, ném phao, nhảy sạp, ) + Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6? (Người Thái mặc áo trắng, có hàng cúc phía trước, váy màu đen, đội khăn có màu sặc sỡ. Người Mông mặc váy màu sặc sỡ, đội khăn, đeo vòng bạc, chân quấn xà cạp. Người Dao cũng mặc váy màu sặc sỡ, đội khăn, chân quấn xà cạp) - GV cùng HS nhận xét,GV chiếu trên màn hình những hình ảnh về chợ phiên, trang phục, lễ hội của các DT ở Hoàng liên Sơn cho HS QS và khắc sâu. GV chốt trên màn hình và gọi HS đọc: Chợ phiên, lễ hội, trang phục sặc sỡ là nét đặc sắc của dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Cho HS chơi trò chơi GV chiếu trên màn hình: Tìm đúng, tìm nhanh, xếp thứ tự các nội dung theo từng mục đã học để củng cố nội dung bài. - GV nhận xét tiết học, khen những học sinh tích cực trong giờ học. - Dặn HS về nói lại cho bố mẹ nghe về bài Địa lý em vừa được học. - Xem trước bài giờ sau: Hoạt động sản xuất của ngời dân ở Hoàng Liên Sơn.
File đính kèm:
giao_an_dia_li_lop_4_bai_2_mot_so_dan_toc_o_hoang_lien_son_n.docx
TH Phú Sơn_Địa lí_ Lớp 4_ Bai 2 mot so dan toc o Hoang Lien Son.pptx