Đề ôn luyện trong hè môn Toán và Tiếng việt Khối 5 - Tuần 6 Năm học 2020-2021

Bài 4: Lan mua 3 túi bánh hết số tiền là 19500 đồng. Hỏi Bình mua 12 túi bánh loại đó hết bao nhiêu tiền ?

Bài 5: Một người gửi tiết kiệm 20 000 000 đồng với lãi suất 0,6% mỗi tháng. Hỏi sau một tháng người đó nhận được bao nhiêu tiền lãi ?

Bài 6: Một nền nhà hình chữ nhật có chu vi bằng 48m. Chiều dài hơn chiều rộng 8m

a) Tính diện tích nền nhà.

b) Người ta dùng các viên gạch hình vuông có cạnh 2,5dm để lát nền. Tính số viên gạch cần dùng.

 

docx 6 trang comai 13/04/2023 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện trong hè môn Toán và Tiếng việt Khối 5 - Tuần 6 Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn luyện trong hè môn Toán và Tiếng việt Khối 5 - Tuần 6 Năm học 2020-2021

Đề ôn luyện trong hè môn Toán và Tiếng việt Khối 5 - Tuần 6 Năm học 2020-2021
 MÔN TIẾNG ViỆT (KHỐI 5) 
( Học sinh làm vào vở)
Câu 1: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
“Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng là vải lụa tơ tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu đơn sắc”.
Câu 2: Viết 1 đoạn hội thoại ngắn giữa em và bạn, trong đó có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa và 1 cặp từ đồng nghĩa.
Câu 3: Từ chân trong câu dưới đây là từ nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 
Nhờ tài đá bóng cừ khôi, Tuấn đang có một chân trong đội bóng của trường.
Câu 4: Em hãy điền các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các câu có nghĩa (1 điểm)
a. ____________ em đi học chăm ngoan ___________ cô giáo đã khen ngợi em trước lớp vào giờ sinh hoạt.
b. ________ mưa ngày càng lớn ________ ruộng đồng ngập hết cả.
Câu 5: Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ “Tuy nhưng”. Xác định các thành phần của câu vừa đặt.
Câu 6: Trong đoạn thơ dưới đây có sử dụng một cặp từ đồng âm, em hãy tìm và giải nghĩa.
Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(HẾT)
TUẦN 6 Thứ tư ngày 14 tháng 7 năm 2021
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TOÁN (KHỐI 5) 
( Học sinh làm vào vở)
Bài 1. Tính
a) b) 
 c) d) 
Bài 2. Tính giá trị biểu thức: 
 a) (128,4 - 73,2) : 2,4 + 18,32 
 b) 38,4 + 13,05 : 1,5 - 25,17
Bài 3. Tìm x:
a) x + 1,27 = 13,5: 4,5
b) x : 5,12 = 3,7 + 14
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 1 1 4 giờ = .......... giờ .......... phút 182 phút = ......... giờ ......... phút 
 2,5 giờ = .......... phút 1,5 giờ = .......... phút
 6 ngày 8 giờ = .......... giờ 3 nằm rưỡi = .......... tháng 
 giờ = .......... phút 75 giây = .......... phút .......... giây 
 215 phút = .......... giờ .......... phút giờ = .......... phút
Bài 5. Một thửa ruộng hình thang có diện tích 112,5m2 và chiều cao 5m. Tính: 
a) Tổng hai đáy của thửa ruộng. 
b) Đáy lớn và đáy bé của thửa ruộng biết rằng tỉ số của chúng là 
TUẦN 6 Thứ năm ngày...ắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay. Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi sùng sục để luộc chín. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm của người thực hiện. Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa chín tới. Nếu bột ướt quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt.
Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho là khâu quan trọng, mang đậm tính thẩm mỹ và nhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La. Bởi những phẩm màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he. Đó là màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ nghệ đen.
Sau các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he. Dưới bàn tay khéo léo, những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ ngác, chàng hiệp sĩ uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn rất sống động.
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Ngôi làng nào nổi tiếng với nghề nặn tò he? 
A. Làng cổ Đường Lâm
B. Làng chài Mũi Né
C. Làng Xuân La
D. Làng chài Cửa Vạn
Câu 2. Cách tạo hình nào sau đây không phải của tò he? 
A. Nặn hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá
B. Nặn thành hình quanh các khung bằng tre, nứa
C. Nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi
D. Sau khi nặn gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te”
Câu 3. Màu vàng đậm của tò he được làm từ nguyên liệu nào? 
A. Củ nghệ
B. Quả dành dành
C. Lá cây cơm nếp
D. Hoa dâm bụt giấm
Câu 4: Em hãy sắp xếp các công đoạn làm tò he dưới đây theo trật tự đúng:
A. Trộn bột với phẩm màu
B. Tạo phẩm màu từ

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_trong_he_mon_toan_va_tieng_viet_khoi_5_tuan_6_na.docx