Bài tập ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Nguyễn Văn Nở

1. Đọc đoạn văn đã cho dưới đây

Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.

Theo Hữu Trị

2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên. 

Gợi ý:Con đọc kĩ lại đoạn văn, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của các sự vật: "cây cối", "nhà cửa", "chúng" (đàn voi), "anh" (người quản tượng)?

Trả lời:

Những từ cần tìm là những từ in nghiêng:

-  Cây cối xanh um.

-  Nhà cửa thưa thớt.

-  Chúng (Đàn voi) thật hiền lành.

-  Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

docx 5 trang Mạnh Hưng 20/12/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Nguyễn Văn Nở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Nguyễn Văn Nở

Bài tập ôn tập môn Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 21 - Trường tiểu học Nguyễn Văn Nở
cối thế nào?
-  Nhà cửa thế nào?
-  Chúng (Đàn voi) thế nào?
-  Anh (người quản tượng) thế nào?
4. Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu:
M: Cây cối xanh um
Gợi ý:Con tìm các sự vật (chỉ người, con vật, cây cối, đồ vật,... ) được miêu tả trong đoạn văn.
Trả lời:
Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng (đàn voi) , Anh (người quản tượng)
5. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:
M: Cái gì xanh um?
Gợi ý:Con đặt câu sao cho phù hợp với ngữ pháp và nội dung.
Trả lời:
Câu hỏi cần đặt:
-  Cái gì xanh um ?
-  Cái gì thưa thớt ?
-  Con gì thật hiền lành ?
-  Ai trẻ và thật khỏe mạnh ? 
GHI NHỚ:
Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào ?
II. Luyện tập
1. Đọc và trả lời các câu hỏi:
 Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. 
 Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức 
lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
 Theo Duy Thắng
a)  Đánh dấu x vào ô trống trước các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.
b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu vừa tìm:
Gợi ý:
a) Đọc kĩ ghi nhớ để xác định câu kể Ai thế nào?
b) Phân tích cấu tạo câu: chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi “thế nào?”
2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"
Gợi ý:
Con kể về tính cách, đặc điểm của các bạn bằng các câu kể theo mẫu câu Ai thế nào?
Trả lời:
Bài làm tham khảo
         Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng. Nam rất hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó. Bạn ấy chậm rãi và chín chắn. Bá Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Thuỳ xinh xắn và dịu dàng. Lan sôi nổi, tháo vát. Ngọc thì nhu mì và nhút nhát. Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng chúng em đều chăm chỉ học hành và đoàn kết với nhau nên chúng em luôn được cô giáo khen ngợi.
 Bài làm.
3. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả m...u thị đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
- Vị ngữ thường do các tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
II. Luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi
 Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều. 
 Theo Thiên Lương
a)   Tìm và đánh dấu vào ô trống trước các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.
b)   Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ của các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn trên.
2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?" để nói về người thân trong gia đình em.
 Trường TH Nguyễn Văn Nở
 Họ và tên HS:..LỚP 4
 Tuần 21
 Môn: Luyện từ và câu
 Bài: Luyện tập câu kể Ai thế nào ?
Câu 1.
a) Tìm và gạch dưới những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
(1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7) Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng.
b) Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong các câu kể vừa tìm được.
Câu
Bộ phận chủ ngữ
Bộ phận vị ngữ
Câu số
Câu số
Câu số
Câu số
Câu số
2) Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau theo mẫu câu Ai thế nào?:
- Chú gà trống nhà em 
- Đầu chú
- Bộ lông..
- Đôi chân của chú.
- Cô giáo em.
- Bạn Lan lớp em .
- Trường của em 

File đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_21_truong_tieu.docx