Bài dạy Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020

I. Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người mẹ miền núi. Hăng hái lao động sản xuất làm ra của cải vật chất để nuôi bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.

II. Tìm hiểu bài:

 1. (trang 49 sgk Tiếng Việt 4): Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ?

***Tham khảo

Theo tập quán của người phụ nữ miền núi, đi đâu làm việc gì thường địu con theo trên lưng của mình. Lúc em bé ngủ cũng ngủ trên lưng mẹ nên mới nói "những em bé lớn trên lưng mẹ" là như vậy.

 2. (trang 49 sgk Tiếng Việt 4): Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?

***Tham khảo

Đó là những công việc: giả gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương, nuôi con khôn lớn... Những công việc ấy góp một phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.

docx 5 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020

Bài dạy Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoan a Kay hỡi
Nguyễn Khoa Điềm
I. Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người mẹ miền núi. Hăng hái lao động sản xuất làm ra của cải vật chất để nuôi bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.
II. Tìm hiểu bài:
 1. (trang 49 sgk Tiếng Việt 4): Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ?
***Tham khảo
Theo tập quán của người phụ nữ miền núi, đi đâu làm việc gì thường địu con theo trên lưng của mình. Lúc em bé ngủ cũng ngủ trên lưng mẹ nên mới nói "những em bé lớn trên lưng mẹ" là như vậy.
 2. (trang 49 sgk Tiếng Việt 4): Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
***Tham khảo
Đó là những công việc: giả gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương, nuôi con khôn lớn... Những công việc ấy góp một phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.
3. (trang 49 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con
***Tham khảo
Đó là những hình ảnh: Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ con nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Mặt trời của mẹ em thì nằm trên lưng. Mai sau con lớn vung chày lún sâu.
4. (trang 49 sgk Tiếng Việt 4): Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
***Tham khảo
Theo em đó là vẻ đẹp của người mẹ miền núi: đẹp trong tình thương yêu con cái, đẹp trong sự cần cù lao động, đẹp trong tình yêu nước bao la.
MÔN LUYÊN TỪ VÀ CÂU
DẤU GẠCH NGANG
I. Lý thuyết:
1. Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau:
a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
-  Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
 Duy Khánh
b) Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xêó vào bên mạ... quạt.
-     Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.
2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Gợi ý:
Con quan sát rồi trả lời.
***Tham khảo:
Ở câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.
Ở  câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.
II. Luyện tập:
Tìm dấu gạch ngang trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:
QUÀ TẶNG CHA
Mỗi bữa Pa-xcan đi đâu về khuya thấty bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.
“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói.
Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn
***Tham khảo:
Dấu gạch ngang có những tác dụng như sau:
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Đánh dấu phần chú thích.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
***Tham khảo:
-  Một viên chức tài chính" (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).
-  Pa-xcan nghĩ thầm" (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
-  Con hi vọng món quà... nhức đầu vì những con tính" (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).
-  Pa-xcan nói" (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được

File đính kèm:

  • docxbai_day_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2019_2020.docx