Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Phú Lâm

I. Bài học: ÔN TẬP GKII ( ĐỌC THÀNH TIẾNG) 
      1/ Nội dung ôn tập: 
         -  Đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc đã ôn từ tuần 19 đến tuần 27 ( SGK TV5/tập 2) 
         - Tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút. 
    - Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn vừa đọc. 
       2/ Tiêu chuẩn khi đọc: 
- Đọc đúng tiếng, đúng từ. 
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 
- Giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài. 
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu. 
- Trả lời đúng ý câu hỏi. 
    3/ Bài đọc tham khảo:
pdf 12 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Phú Lâm

Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Phú Lâm
i là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con 
gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường 
xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi 
in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm 
lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp 
bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. 
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc 
phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua 
Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua 
Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ 
che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối 
cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường 
xuống rửa mặt, soi gương. 
Theo ĐOÀN MINH TUẤN 
Chia đoạn: 
 Bài chia làm 3 đoạn mỗi lần xuống dòng là một đoạn: 
- Đoạn 1: Từ đầu:đến treo chính giữa. 
- Đoạn 2: Từ Lăng của các.xanh mát. 
- Đoạn 3: Phần còn lại. 
Hiểu nghĩa của từ : 
- Đền Hùng : đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, 
xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 
- Nam quốc sơn hà : ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam. 
- Bức hoành phi : tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm 
cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí. 
- Ngã Ba Hạc : nơi sông Lô chảy vào sông Hồng. 
- Ngọc phả : sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được 
người đời kính trọng, tôn thờ. 
- Đất Tổ : chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ nơi các 
vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước. 
- Chi : một nhánh trong dòng họ. 
 Luyện đọc từ: 
- sừng sững , dập dờn, cuồn cuộn, giang sơn 
 Luyện đọc câu: 
 Trong đền,/ dòng chữ vàng /Nam quốc sơn hà /uy nghiêm/ đề ở bức hoành phi treo 
 chính giữa....y những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi 
lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nưóc. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao 
nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả 
cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức. 
Theo NGUYỄN TUÂN 
Chính tả 
TRƢỜNG TIỂU HỌC PHÚ LÂM 
CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN TẬP TẠI NHÀ 
MÔN: TẬP LÀM VĂN - KHỐI 5 - TUẦN 28 
Đề bài: Tả người bạn thân của em ở trường. 
TRƢỜNG TIỂU HỌC PHÚ LÂM 
CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN TẬP TẠI NHÀ 
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU- KHỐI 5- TUẦN 28 
I.Bài học: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
II.Bài tập: 
Bài 1: Em hãy nhìn vào bảng tổng kết để hiểu về các kiểu cấu tạo câu và đặt câu ở mỗi 
loại vào chỗ chấm: 
Câu đơn: 
. 
. 
Câu ghép không dùng từ nối: 
. 
. 
Câu ghép dùng từ nối : 
 Câu ghép dùng quan hệ từ 
. 
 Câu ghép dùng cặp từ hô ứng 
CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU 
Câu đơn 
Câu ghép 
Câu ghép không dùng từ nối 
Câu ghép 
dùng từ nối 
Câu ghép 
dùng quan hệ từ 
Câu ghép 
dùng cặp từ hô ứng 
Bài 2: Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để 
tạo câu ghép: 
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng .. 
. 
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì 
....................................................................................................... 
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : "Mỗi người vì mọi người 
và .............................................................................................." 
Bài 3: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ chấm để liên kết các câu trong những đoạn văn 
sau: 
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là 
những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là 
"mùi người" sẽ bị gấu phát hiện........................xem ra nó đang s... dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như 
mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không 
đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. 
 Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn 
làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu 
dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ. 
 Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy 
là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; 
chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. 
 Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Đâu 
đó thoảng hương cốm mới. 
 Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói 
xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai : 
 Khói về rứa ăn cơm với cá 
 Khói về ri lấy đá chập đầu. 
 Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh 
mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca 
của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai. 
 Mùa thu. Hồn tôi hoá thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên 
lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. 
 Theo NGUYỄN TRỌNGTẠO 
- Nông giang : sông đào phục vụ sản xuất nông nghiệp. 
- Rứa (tiếng Trung Bộ) : thế, như thế. 
 - Ri (tiếng Trung Bộ) : thế này“, như thế này. 
 B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng. 
1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên ? 
 a) Mùa thu ở làng quê 
 b) Cánh đồng quê hương 
 c) Âm thanh mùa thu 
 2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ? 
 a) Chỉ bằng thị giác (nhìn). 
 b) Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe). 
 c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi). 
 3 .Trong câu "Chúng không còn là hồ nƣớc nữa, chúng là những cái

File đính kèm:

  • pdfbai_day_tieng_viet_lop_5_tuan_28_truong_tieu_hoc_phu_lam.pdf