Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26

a.  Phần HS thực hiện:

  - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )

  - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 84)

(: )    Cụ giáo Chu:  tức Chu Văn An 1292 – 1370 )

         Môn sinh :  học trò của cùng một thầy giáo.

         Áo dài thâm:  áo dài màu đen.

         Sập:   giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm.

         Vái:   chấp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu , để tỏ lòng cung kính.

         Tạ:  cảm ơn hoặc xin lỗi một cách kính cẩn.

        Cụ đồ:  người dạy chữ Nho thời trước.

         Vỡ lòng:  bắt đầu học ( chữ )

  - Chia bài đọc làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1:   Từ đầu . . . . mang ơn rất năng.

+ Đoạn 2:   Từ: Các môn sinh . . . . tạ ơn thầy.

+ Đoạn 3:    Phần còn lại

Bottom of Form

b. Phần tìm hiểu bài:

Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2:  Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?

docx 26 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26

Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26
 Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
     Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
      Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
 Theo HÀ ÂN
a. Phần HS thực hiện:
 - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
 - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 84)
(: ) Cụ giáo Chu: tức Chu Văn An ( 1292 – 1370 )
 Môn sinh : học trò của cùng một thầy giáo.
 Áo dài thâm: áo dài màu đen.
 Sập: giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm.
 Vái: chấp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu , để tỏ lòng cung kính.
 Tạ: cảm ơn hoặc xin lỗi một cách kính cẩn.
 Cụ đồ: người dạy chữ Nho thời trước.
 Vỡ lòng: bắt đầu học ( chữ )
 - Chia bài đọc làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . . . . mang ơn rất năng.
+ Đoạn 2: Từ: Các môn sinh . . . . tạ ơn thầy.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Bottom of Form
b. Phần tìm hiểu bài:
Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
Câu 2: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
Câu 3: Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
a)  Tiên học lễ, hậu học văn.
b)  Uống nước nhớ nguồn.
c)  Tôn sư trọng đạo.
d)   Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)
c. Rút ra ý chính của bài đọc.
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI TẬP ĐỌC “NGHĨA THẦY TRÒ”
 Phần tìm hiểu bài:
 Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, tỏ bày lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã hết lòng dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành.
- Những chi tiết cho thấy... : HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN ( STV tập 2/ 83,84 )
TẬP ĐỌC
Top of Form
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
     Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
     Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
      Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
       Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
 Theo MINH NHƯƠNG
a. Phần HS thực hiện:
 - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
 - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 84 )
 Làng Đồng Vân: một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
 Sông Đáy: một nhánh của sông Hồng, chảy qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Ninh Bình.
 Đình: ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng.
 Trình: đưa ra để người trên xem xét và giải quyết.
 - Chia bài đọc làm 4 đoạn:
Đoạn 1: 2 dòng đầu
Đoạn 2: Hội thi bắt đầu . . . .bắt đầu thổi cơm.
Đoạn 3: Mỗi người...hấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau:
 Trong khi một thành viên của đội tiến hành việc lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông; người giã thóc, giần sàng thành gạo; có lửa người ta lấy nước nấu cơm.
Câu 4: Nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng" vì:
 Giải thưởng là một minh chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, ăn ý. Và giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, nhanh nhẹn, thông minh của cả tập thể
 Ý chính của bài đọc là:
 Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. 
* MÔN LUYỆN TỪ CÂU
1- Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
( STV tập 2/ 81, 82 )
1- Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :
Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tố tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Gợi ý: HS đọc kĩ yêu cầu bài tập sẽ thấy chia làm 2 yêu cầu:
 - Tìm những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
 - Tìm những từ ngữ chỉ sự vật ( những đồ vật ) gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
Sau đó, các em đọc lại đoạn văn lần nữa để xác định đúng từ ngữ c

File đính kèm:

  • docxbai_day_tieng_viet_lop_5_tuan_26.docx