Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Phú Lâm

I. Bài học:   MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ- AN NINH 
II. Bài tập  
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ? 
a)  Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại. 
b)  Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. 
c)  Không có chiến tranh và thiên tai. 
 
Câu 2: Đọc bản hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên. 
a)  Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin. 
b) Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần phải : 
-  Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin. 
-  Kêu lớn để những người xung quanh biết. 
-  Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an. 
c)  Khi đi chơi, đi học, em cần : 
-  Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh. 
-  Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền. 
d) Khi ở nhà một mình, em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.
pdf 16 trang Mạnh Hưng 16/12/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Phú Lâm

Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Phú Lâm
ng, có mẹ cha phải hỏi mẹ 
cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, 
mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử. 
- Tội ăn cắp 
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; 
ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp. 
- Tội giúp kẻ có tội 
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội. 
- Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình 
Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết 
thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ 
có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ. 
 Theo NGÔ ĐỨC THỊNH - CHU THÁI SƠN 
II. Các em đọc diễn cảm bài đọc trên: 
III. Trả lời câu hỏi: 
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: 
1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? 
a) Để giúp cho cuộc sống của mọi người rập khuôn theo luật. 
b) Để mọi người yên tâm sống trong cộng đồng. 
c) Để trừng phạt người phạm luật. 
d) Để mọi người cùng tuân theo, góp phần giữ gìn và bảo vệ cuộc sống bình yên cho 
buôn làng, cộng đồng. 
2. Trong đoạn văn bản trên, luật nào không được nhắc đến: 
a) Về các tội 
b) Về tang chứng và nhân chứng 
c) Về tội tham nhũng 
d) Về cách xử phạt 
3. Trả lời các câu hỏi sau: 
 Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. 
..
.
...
... 
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LÂM 
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN TẬP TẠI NHÀ 
PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ - KHỐI 5 - TUẦN 24 
I. Chính tả: Núi non hùng vĩ 
II. Yêu cầu: Học sinh viết tựa bài, cả bài " Núi non hùng vĩ” và tên tác giả. 
Núi non hùng vĩ 
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú như chín 
mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng 
xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây Ô Quy 
Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổ...........................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.......................................... 
III.Bài tập: 
Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau : 
Tại đây, các con 
Tại đất Tây Nguyên ông bà mình này 
Nơi mẹ đã đẻ ra ta và cắt rốn ta bằng cây nứa 
Chỗ tuổi nhỏ ta nằm nước bò qua bụng đỏ 
Và gió cao nguyên thổi nhột lỗ tai non. 
Chính nơi đây các con 
Xưa Đăm Săn, Y Sun, ông nội ta và lũ làng 
Đã rèn dao và mài gươm dưới trăng trong suốt 
Trong rừng già Mơ-nông, mặt trời không xuống đất 
Vẫn thanh đoản kiếm xưa Đăm Săn đuổi giặc 
Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, cha ta và lũ làng mài gấp 
Hai mươi năm cạn nước sông Ba. 
Theo PRÊ KI MA LA MÁC 
 Bài làm 
Tên riêng trong đoạn thơ là: 
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LÂM 
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN BÀI TẠI NHÀ 
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU - KHỐI 5 - TUẦN 24 
I. Bài học: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ- AN NINH 
II. Bài tập 
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đ...nh và 
không để người lạ vào nhà. 
Theo GIA KlNH 
- 113 : Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu. 
- 114 : số điện thoai của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy. 
- 115 : số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế. 
* Từ ngữ chỉ việc có thể tự bảo vệ khi cha mẹ em không có bên cạnh: 
 - Nhớ số điện thoại của cha mẹ. 
 -  
 -  
 -  
 -  
 - 
 - . 
 -  
-  
-  
-  
* Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức: 
 - Nhà hàng, 
.. 
.. 
 * Từ ngữ chỉ người giúp em bảo vệ an toàn cho mình: 
 - Cha mẹ, 
.. 
.. 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LÂM 
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN TẬP TẠI NHÀ 
MÔN: TẬP LÀM VĂN - KHỐI 5 - TUẦN 24 
Ôn tập về tả đồ vật 
1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: 
Cái áo của ba 
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc 
áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. 
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, 
trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà 
biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội 
duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y 
hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể 
mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh 
mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lòng ngực ấm áp của ba Lúc tôi 
mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo 
thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời. 
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một 
anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. 
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng 
tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả 

File đính kèm:

  • pdfbai_day_tieng_viet_lop_5_tuan_24_truong_tieu_hoc_phu_lam.pdf