Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về liên kết câu - Diệp Kiến Hoa

Các em đã được học về 3 cách liên kết câu :  
1. Dùng từ ngữ nối (câu thứ hai bắt đầu bằng từ ngữ như : Nhưng ; Tuy nhiên, Thậm chí, Cuối cùng, Mặt khác, Trái lại, Ngoài ra, ..) 
2. Lặp từ ngữ (câu thứ hai lặp lại từ ngữ đã có ở câu trước đó). 
3. Thay thế từ ngữ (câu thứ hai dùng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để thay thế cho từ ngữ đã có ở câu trước đó) 
Các câu có thể được liên kết với nhau bằng một cách hoặc nhiều cách.
pdf 5 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về liên kết câu - Diệp Kiến Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về liên kết câu - Diệp Kiến Hoa

Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về liên kết câu - Diệp Kiến Hoa
 rất lớn là do mây , trời và ánh sáng tạo nên. 
a. Lặp từ ngữ 
b. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 
c. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối 
d. Lặp từ ngữ , thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối 
3. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 
a. Lặp từ ngữ 
b. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 
c. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối 
d. Lặp từ ngữ , thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối 
4. Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, 
con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. 
a. Lặp từ ngữ 
b. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 
c. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối 
d. Lặp từ ngữ , thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối 
5. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ 
bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. 
a. Lặp từ ngữ 
b. Thay thế từ ngữ 
c. Dùng từ ngữ nối 
d. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 
6. Một lát sau , I-va-nốp đứng dậy nói: “Đồng chí Lê-nin , giờ đã đến lượt tôi. 
a. Lặp từ ngữ 
b. Thay thế từ ngữ 
c. Dùng từ ngữ nối 
d. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ 
7. Tấm chăm chỉ , hiền lành . Trái lại, Cám thì lười biếng , độc ác. 
a. Dùng từ ngữ nối 
b. Lặp từ ngữ 
c. Thay thế từ ngữ 
d. Dùng từ ngữ nối và thay thế bằng từ trái nghĩa 
8. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. 
a. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ 
b. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 
c. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ 
d. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ 
9. Ha-li-ma trở về, vừa đi vừa khóc. Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm 
quen với chúa sơn lâm, nàng không khóc nữa. 
a. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ 
b. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 
c. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ 
d. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ 
10. Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Nhưng vì Thái hậu hỏi 
người tài ba giúp nước, nên thần xin cử Trần Trung Tá. 
a...ốp”) 
7. a. Dùng từ ngữ nối (Trái lại) 
 ( Không chọn d vì : không có cách liên kết câu bằng từ trái nghĩa ) 
8. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. 
a. Dùng từ ngữ nối (Thế là) và thay thế từ ngữ (“học trò” thay thế cho “môn sinh”) 
9. Ha-li-ma trở về, vừa đi vừa khóc. Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm 
quen với chúa sơn lâm, nàng không khóc nữa. 
d. Dùng từ ngữ nối (Nhưng), lặp từ ngữ (khóc) và thay thế từ ngữ (“nàng” thay thế cho “Ha-
li-ma”) 
10. Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Nhưng vì Thái hậu hỏi 
người tài ba giúp nước, nên thần xin cử Trần Trung Tá. 
c. Dùng từ ngữ nối (Nhưng) và lặp từ ngữ (Thái hậu, hỏi, người, thần xin cử) 
Lưu ý: Không chọn d vì : cặp quan hệ từ có tác dụng nối các vế câu trong cùng 1 câu ghép. 
- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. 
Câu ghép trên có hai vế câu, nối bằng cặp quan hệ từ “nếu  thì ”, biểu thị quan hệ giả thiết – kết 
quả. 
- Vì Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước, nên thần xin cử Trần Trung Tá. 
Câu ghép trên có hai vế câu, nối bằng cặp quan hệ từ “vì  nên ”, biểu thị quan hệ nguyên nhân 
– kết quả. 
Bạn cần phân biệt 
1. Nối các vế câu trong câu ghép (chỉ có 1 câu) : 
 - Nối trực tiếp (không dùng từ - dùng dấu phẩy , dấu chấm phẩy , dấu hai chấm) 
- Nối bằng từ ngữ (quan hệ từ , cặp quan hệ từ , cặp từ hô ứng) 
2. Liên kết câu (nối các câu) trong đoạn văn, bài văn (2 câu trở lên) 
 - Lặp từ ngữ 
 - Thay thế từ ngữ 
 - Dùng từ ngữ nối 

File đính kèm:

  • pdfbai_day_tieng_viet_lop_5_bai_luyen_tap_ve_lien_ket_cau_diep.pdf