Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về câu ghép - Diệp Kiến Hoa

Có 2 cách nối các vế câu ghép:  
Cách 1. Nối trực tiếp (không dùng từ):  
- Nối bằng dấu phẩy ( , ) 
- Nối bằng dấu chấm phẩy ( ; ) 
- Nối bằng dấu hai chấm ( : ) 
Cách 2. Nối bằng từ 
a. Nối bằng 1 quan hệ từ ( VD: và, còn, hay, thì, nhưng, mà, …) 
b. Nối bằng cặp quan hệ từ .
pdf 5 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về câu ghép - Diệp Kiến Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về câu ghép - Diệp Kiến Hoa

Bài dạy Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Luyện tập về câu ghép - Diệp Kiến Hoa
hoặc “Câu ghép” vào chỗ trống () cuối mỗi câu. 
c) Khoanh tròn quan hệ từ hoặc dấu câu dùng để nối các vế câu trong câu ghép. 
Mẫu: Bình minh lên vạn vật như bừng tỉnh. (câu ghép) 
 Mặt trời nhô dần lên cao, rải những tia nắng vàng khắp muôn nơi. (câu đơn) 
1. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. (câu .) 
2. Trời xanh thẳm , biển cũng thẳm xanh , như dâng cao lên , chắc nịch (câu .) 
3. Nơi ấy, vòm trời cao vời vợi ; mùi lúa chín thoang thoảng ; những chú trâu thong thả gặm 
cỏ. (câu .) 
4. Nhờ những người nông dân lao động vất vả nên chúng ta mới có được những hạt gạo 
thơm ngon. (câu .) 
5. Mây trời đổi sắc đến đâu , biển thay đổi màu đến đấy. (câu .) 
Bài tập thứ hai: Mỗi câu ghép sau có mấy vế câu, các vế câu được nối với nhau bằng 
cách nào ? 
Mẫu 1: Bình minh lên , vạn vật như bừng tỉnh. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách nối trực tiếp (dùng dấu phẩy). 
Mẫu 2: Bình minh mới lên , vạn vật đã như bừng tỉnh. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách dùng cặp từ hô ứng ( mới – đã ). 
1. Mấy hôm nay, tuy trời nắng gắt nhưng hoa giấy lại không rực rỡ. 
-Câu ghép trên có  
-Các vế được nối với nhau bằng cách  
 2. Trời càng nắng gắt , hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 
-Câu ghép trên có  
-Các vế được nối với nhau bằng cách  
3. Mấy hôm nay, trời nắng gắt nên hoa giấy càng thêm rực rỡ. 
-Câu ghép trên có  
-Các vế được nối với nhau bằng cách  
4. Mấy hôm nay, vì trời nắng gắt nên hoa giấy càng thêm rực rỡ. 
-Câu ghép trên có  
-Các vế được nối với nhau bằng cách  
5. Trời nắng gắt bao nhiêu , hoa giấy càng thêm rực rỡ bấy nhiêu. 
-Câu ghép trên có  
-Các vế được nối với nhau bằng cách  
Bài tập thứ ba: Mỗi câu dưới đây là câu đơn hay câu ghép ? 
Ghi vào chỗ trống () trước mỗi câu: chữ Đ (câu đơn), chữ G (câu ghép). 
(  ) 1. Trong hiệu cắt tóc , anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng 
lại mở , một người nữa tiến vào. 
(  ) 2. Một lát sau , I-va-nốp đ... tập thứ hai: 
1. Mấy hôm nay, tuy trời nắng gắt nhưng hoa giấy lại không rực rỡ. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách dùng cặp quan hệ từ (tuy - nhưng ). 
2. Trời càng nắng gắt , hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách dùng cặp từ hô ứng ( càng – càng ). 
3. Mấy hôm nay, trời nắng gắt nên hoa giấy càng thêm rực rỡ. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ (nên ). 
4. Mấy hôm nay, vì trời nắng gắt nên hoa giấy càng thêm rực rỡ. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách dùng cặp quan hệ từ (vì - nên ). 
5. Trời nắng gắt bao nhiêu , hoa giấy càng thêm rực rỡ bấy nhiêu. 
-Câu ghép trên có 2 vế câu. 
-Các vế được nối với nhau bằng cách dùng cặp từ hô ứng ( bao nhiêu – bấy nhiêu ). 
Bài tập thứ ba: 
( G ) 1. Trong hiệu cắt tóc , anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng 
lại mở / , một người nữa tiến vào. 
(câu ghép có 3 vế câu) 
( Đ ) 2. Một lát sau , I-va-nốp đứng dậy nói. 
( Đ ) 3. Đồng chí Lê-nin , giờ đã đến lượt tôi. 
( G ) 4. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự , nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi 
chỗ cho đồng chí. 
(câu ghép có 2 vế câu) 
( Đ ) 5. Mọi người đều cho là I-va-nốp nói rất đúng. 
( G ) 6. Lê-nin không tiện từ chối / , đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. 
(câu ghép có 2 vế câu) 
Bài tập thứ tư: Viết thêm quan hệ từ để nối các vế câu trong các câu ghép sau: 
1.  Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi  thần xin cử Vũ Tán Đường. 
Có nhiều cách : 
-Dùng cặp quan hệ từ Nếu  thì  hoặc Vì  nên  
-Dùng 1 quan hệ từ (VD: Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi nên thần xin cử Vũ Tán 
Đường.) 
2.  ông đã nhiều lần can ngăn  vua không nghe. 
Có nhiều cách : 
-Dùng cặp quan hệ từ Tuy  nhưng  
-Dùng 1 quan hệ từ (VD: Ông đã nhiều lần can ngăn mà vua không nghe.) 
Sau khi làm bài và đối chiếu đáp án, nếu học sinh còn có thắc mắc, hãy liên lạc với 
GVCN (đi

File đính kèm:

  • pdfbai_day_tieng_viet_lop_5_bai_luyen_tap_ve_cau_ghep_diep_kien.pdf